Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,851,524

 Các đặc trưng ngôn ngữ của nội quy trường trung học phổ thông tại Hoa Kỳ và Việt Nam
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa*
Nơi đăng: Tạp chí Tạp chí Khoa học và Công nghệ; Số: 10(131).2018;Từ->đến trang: 51;Năm: 2018
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là xác định đặc trưng ngôn ngữ của nội quy trường trung học bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Dữ liệu được thu thập từ các trang web chính thức của các trường trung học tại thành phố New York và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này tập trung phân tích các nội quy của trường trung học về các đặc điểm ngữ dụng, cú pháp và lựa chọn từ vựng. Về mặt ngữ dụng, nghiên cứu này tìm hiểu các chức năng của nội quy trường trung học. Về mặt cú pháp, dạng bị động, câu mệnh lệnh, câu điều kiện loại 1 và mệnh đề quan hệ là các cấu trúc nổi bật nhất trong nội quy trường trung học. Ngoài ra, tính từ mô tả, danh từ riêng và các động từ thuộc phạm trù "cấm" là những lựa chọn từ vựng nổi bật nhằm truyền tải các thông điệp tới người đọc một cách hiệu quả. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu có thể giúp ích cho những ai quan tâm đến phân tích văn bản, đặc biệt là các nội quy trường trung học.
ABSTRACT
This study is aimed at investigating linguistic features of High School Regulations (HSRs) in English and Vietnamese. The data for analysis is collected from the official websites of well-known High Schools (HSs) in New York City (NYC) and Ho Chi Minh City (HCMC). The study focuses on analyzing HSRs in terms of their pragmatic features, syntactic features and lexical choices. With regard to the pragmatic aspect, the study attempts to investigate the functions of high school regulations. In terms of the syntactic aspect, the passive voice, imperative sentences, type 1 conditionals and relative clauses are the most striking structures in HSRs. In addition, descriptive adjectives, proper nouns and “forbid” verbs are prominent lexical choices to transmit certain messages to the readers effectively. It is hoped that the results of this study can be useful for those who are interested in analysis of texts, especially high school regulations.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn