Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,989,249

 Nghiên cứu chế tạo, khảo sát tính chất từ và cơ chế truyền dẫn CỦA VẬT LIỆU La0.5Ca0.5Mn0.5Fe0.5O3
Chủ nhiệm:  Nguyễn Quý Tuấn; Thành viên:  TS. Đinh Thanh Khẩn, ThS. Lê Văn Thanh Sơn, Võ Văn Linh
Số: T2019-TD-03 ; Năm hoàn thành: 2022; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Khoa học
Vật liệu manganite với công thức hóa học chung A3+1-xB2+xMnO3 thu hút sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi không chỉ bởi các hiệu ứng vật lý phức tạp như hiệu ứng từ trở khổng lồ, sự chuyển pha kim loại – điện môi, sự phân pha mà còn bởi triển vọng ứng dụng lớn lao của chúng trong thực tiễn. Sự tương quan mạnh giữa các tính chất cấu trúc, tính chất điện tử, tính chất từ kéo theo sự thay đổi phức tạp của tính chất vật lý của hệ thể hiện ở sự phức tạp của giản đồ pha. Tính chất từ tính của vật liệu manganite quyết định bởi sự cạnh tranh giữa tương tác trao đổi kép sắt từ thông qua sự chuyển dời eg điện tử giữa Mn3+-O2--Mn4+ và tương tác siêu trao đổi phản sắt từ. Ở nồng độ x thấp thì tương tác siêu trao đổi chiếm ưu thế dẫn đến trạng thái sắt từ dài, trong khi đó tương tác phản sắt từ siêu trao đổi chiếm ưu thế ở vùng x cao. Đặc biệt, hợp chất với x = 0.5 thể hiện trạng thái trật tự điện tích Mn3+/ Mn4+ và sự cạnh tranh giữa các trạng thái trật tự từ. Trong vật liệu La0.5Ca0.5MnO3 trạng thái trật tự sắt từ dài hình thành tại nhiệt độ TC = 225 K, sau đó trạng thái sắt từ chuyển sang trạng thái trật tự điện tích phản sắt từ tại nhiệt độ TCO = 175 K. Một trong những phương pháp thông dụng để hiểu rõ bản chất của các tương tác từ trong các hệ vật liệu loại này là phương pháp thay thế Mn bằng các kim loại chuyển tiếp khác như Ni, Fe hoặc Co. Đối với hệ pha tạp Fe, sự pha tạp ion sắt Fe3+ có xu hướng thay thế vị trí của ion Mn3+ phá vỡ cặp tương tác trao đổi kép Mn3+-O2-Mn4+ và đồng thời làm xuất hiện các cặp tương tác siêu trao đổi mới như Fe3+-Mn3+/Mn4+, Fe3+-Fe3+. Tương tác Fe3+-Mn3+/Mn4+ được cho rằng tương tác sắt từ mạnh và tiên đó sẽ gây trạng thái trật tự từ dài trong các hệ vật liệu pha tạp. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước phát hiện sự đồng tồn tại đa trạng thái từ tính khác nhau như phản sắt từ, sắt từ, thuận từ và thủy tinh spin trong loại vật liệu La1-xCaxMnO3 pha tạp Fe. Điều đó chứng tỏ sự cạnh tranh phức tạp giữa các tương tác từ trong hệ vật liệu trên. Ngoài ra còn phát hiện ra sự phụ thuộc mạnh giữa tính chất truyền dẫn với sự thay đổi trạng thái spin của chúng. Sự phức tạp của cơ chế truyền dẫn liên quan đến mối tương quan mạnh giữa các tính chất điện tử, tính chất spin và tính chất dao động phonon của hệ. Bản chất của các hiện tượng này vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ hoàn toàn. Chính vì thế, trong đề tài này chúng tôi đề xuất nghiên cứu cơ chế truyền dẫn, tính chất từ tính trong vật liệu La0.5Ca0.5Mn0.5Fe0.5O3 bằng sự kết hợp các phương pháp nhiễu xạ nơtron, phổ hấp thụ tia X, phương pháp từ độ và phương pháp đo điện trở.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn