Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,513,628

 Ứng dụng một số phương pháp nâng cao hiệu quả bơi lội trong giờ học chính khóa của sinh viên trường ĐH Nam Cần Thơ
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: TS. Lê Tiền Đề , ThS. Huỳnh Minh Tâm , ThS. Phạm Đức Hòa.
Nơi đăng: HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC TOÀN QUỐC NĂM 2022; Số: 29/QĐ-NXB ĐHCT, cấp ngày 27.5.2022;Từ->đến trang: 168-176;Năm: 2021
Lĩnh vực: Giáo dục; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Việt Nam là nơi mà có rất nhiều những kênh mương, ao hồ, sông suối trải dài khắp đất nước. Vì thế nước ta đang rất quan tâm đến vấn đề bơi lội của mọi người, đặc biệt là tình trạng đuối nước của trẻ em, học sinh và sinh viên. Nhận thấy được lợi ích và tầm quan trọng đó, tại trường Đại học Nam Cần Thơ môn Bơi cũng là một trong những môn học bắt buộc đối với sinh viên tại trường nhằm trang bị cho các em có được những kỹ năng cơ bản cần thiết, có thể tự cứu mình và người khác trong trường hợp cấp thiết, đủ hành trang và tự tin hoạt động hoạt động trong vùng sông nước. Nhà trường luôn đặt chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học lên hàng đầu. Vì lẽ đó, nhà trường đã đầu tư xây dựng hồ bơi để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tập luyện của sinh viên, đồng thời nó cũng là công cụ hiệu quả phát triển giáo dục thể chất, nâng cao sức khỏe và toàn diện đối với sinh viên. Song, cũng như tình trạng chung của các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay trên cả nước, trong giờ học thể dục chính khóa thì hứng thú, nhu cầu và thái độ tập luyện của sinh viên chưa thật sự tích cực, một số sinh viên học bơi còn mang tính đối phó, nên mục đích chính nhằm phát triển kỹ năng bơi trong sinh viên là khó có thể đạt được. Mặt khác, công tác giảng dạy bơi còn gặp nhiều khó khăn do số lượng sinh viên trong một nhóm còn quá nhiều (60sv/1 nhóm), diện tích hồ và dụng cụ tập luyện còn hạn chế về số lượng, thời gian tập luyện chính khóa ít (3tiết/tuần), nên sự tác động của các bài tập liên quan đến khả năng biết bơi của sinh viên rất thấp, không đủ thời lượng để sinh viên có thể biết bơi trong vòng 10 buổi tập, cũng chưa cải thiện được chất lượng sức khỏe cho sinh viên yếu ớt và có tính sợ nước. Từ thực tế trên, mong muốn của tập thể giảng viên bộ môn giáo dục thể chất (GDTC) là tìm kiếm các giải pháp hợp lý nhằm khắc phục được các tồn tại, giúp cho sinh viên hiện nay của trường biết bơi trong khoảng thời gian nhanh nhất.
ABSTRACT
[ kyhnnckh_ve_cong_tac_giao_duc_tc_va_tt_cac_truong_cd_dh_toan_quoc_nam_2022_-_tap_1.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn