Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,837,888

 Thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2012-2013
losartankalium krka bivirkninger crownlimos.ca losartan
Chủ nhiệm:  Phan Thị Hoàng Ngân; Thành viên:  
Số: 60.72.03.01 ; Năm hoàn thành: 2013; Đề tài Khác; Lĩnh vực: Y - Dược

Khuyết tật (KT) là một vấn đề có mối liên quan hai chiều với tình trạng đói nghèo của xã hội. Qua tìm hiểu, phường Xuân Hà trực thuộc quận Thanh Khê là địa bàn có tỷ lệ người khuyết tật (NKT) cao nhất trong các đơn vị phường, xã trên toàn thành phố Đà Nẵng (30,7%). Với 3.645 NKT toàn phường, có 2.015 NKT trong độ tuổi lao động, chiếm 55,3%. Có nhiều các chương trình hỗ trợ NKT trên toàn thành phố nói chung và địa bàn Thanh Khê nói riêng, tuy nhiên hiệu quả hỗ trợ và sự hòa nhập cộng đồng của NKT ở đây chưa được đánh giá. 


Để có một bức tranh toàn cảnh về tình hình khuyết tật cũng như sự hòa nhập cộng đồng của NKT, từ đó đề xuất những kiến nghị xác đáng nhằm cung cấp thông tin cho các dự án hỗ trợ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng khuyết tật và sự hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2013”. Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 5/2013 với mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm KT của người khuyết tật trong độ tuổi lao động và mức độ, nhận thức hòa nhập cộng đồng cũng như phân tích các yếu tố liên quan ở nhóm đối tượng trên.


Phương pháp nghiên cứu định lượng với thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp từ Sở Thương binh và Xã hội thành phố kết hợp với số liệu phỏng vấn từ 288 NKT trong độ tuổi lao động sống trên địa bàn phường. Bộ câu hỏi về Hòa nhập cộng đồng ACPQ được bổ sung và thử nghiệm cho phù hợp để phỏng vấn trực tiếp đối tượng. Số liệu sau khi thu thập được nhập bằng phần mềm Epi Data, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS.16.


Kết quả, KT dạng nhìn (40,8%) và vận động (29,9%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Mức độ KT nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%). Tỷ lệ NKT chưa/không có công việc ổn định chiếm 74%. Tỷ lệ HNCĐ tốt là 20,5%. Tỷ lệ nhận thức tốt về hòa nhập là 12,2%. Giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, mức độ nặng của KT có liên quan đến HNCĐ.








© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn