Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,055,215

 Nghiên cứu chế tạo bàn thí nghiệm cỡ nhỏ để xác định các thông số động lực học của máy gồm các chi tiết quay.
Chủ nhiệm:  Đặng Phước Vinh; Thành viên:  Lê Hoài Nam, Võ Như Thành, Trần Phước Thanh
Số: T2018-02-33 ; Năm hoàn thành: 2019; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Kỹ thuật

Quá trình tính toán các thông số động lực học của máy gồm các chi tiết quay (gọi tắt là máy quay) như tần số riêng, các chế độ dao động, độ cứng, độ giảm chấn là bước cực kỳ quan trọng và phải thực hiện đầu tiên trong quá trình thiết kế và chế tạo của bất kỳ một máy quay (máy tiện, máy phay hay các turbin trong nhà máy thủy điện...). Việc xác định không chính xác các thông số động lực học của máy quay có thể dẫn đến việc giảm tuổi thọ hay hư hỏng của hệ thống.  




Cùng với yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho sinh viên và giảng viên, gắn liền cơ sở lý thuyết với thực hành, bàn thí nghiệm cho việc xác định các thông số động lực học của máy quay là rất cần thiết cho sinh viên và giảng viên các ngành Kỹ thuật Cơ khí, Cơ điện tử... Tuy nhiên, các bàn thí nghiệm này nếu nhập từ nước ngoài thì chi phí rất cao. Ví dụ bàn thí nghiệm RK 4 Rotor Kit của hãng Bently Nevada có giá hơn 12.000$.




Bên cạnh đó, việc thu nhận và xử lý tín hiệu số từ các cảm biến được lắp trên bàn thí nghiệm còn giúp cho sinh viên hiểu sâu hơn về các cảm biến công nghiệp, cách sử dụng các phần mềm chức năng (Matlab, LabView...) để giải quyết các bài toán về kỹ thuật phân tích dao động.




Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là cần phải nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn thí nghiệm cỡ nhỏ để xác định các thông số động lực học của máy quay để sử dụng cho các phòng thực hành với chi phí thấp.




Thêm vào đó, với bàn thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng cộng hưởng trong dao động cơ khí, thấy được tầm quan trọng của việc cân bằng động trong các máy quay. 




Với mong muốn giải quyết các vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài “Nghiên cứu và chế tạo bàn thí nghiệm cỡ nhỏ để xác định các thông số động lực học của máy gồm các chi tiết quay”.




Bàn thí nghiệm này bao gồm 1 động cơ DC, 1 trục quay, 2 ổ bi, 1 khớp nối, 1 đĩa nặng được gắn trên trục, các cảm biến đo độ dao động. Chức năng của bàn thí nghiệm này bao gồm:




Mô phỏng hoạt động của các máy gồm các chi tiết quay (động cơ, khớp nối, trục quay, tải trên trục, các ổ bi đỡ) được sử dụng hầu hết trong các nhà máy, các xưởng gia công cơ khí.




Hiện thực hiện tượng cộng hưởng trong các máy quay. 




Đưa ra các phương pháp xác định các tần số riêng và các chế độ dao động của máy bằng thực nghiệm. Từ đó làm cơ sở cho việc chuẩn đoán các hư hỏng thường gặp của một máy quay.




Thu nhận và xử lý tín hiệu số từ các cảm biến do dao động, từ đó xác định các thông số động học của máy quay.
·   Làm cơ sở cho việc so sánh giữa quá trình thực nghiệm và mô hình hóa bằng lý thuyết.



© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn