Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,019,714

 Liên kết kinh tế giữa các hộ và các chủ thể khác trong sản xuất và tiêu thụ bơ: Nghiên cứu trên địa bàn Tây Nguyên
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Đặng Thị Thu Trang, Phan Thị Nhung
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Tây Nguyên; Số: 2;Từ->đến trang: 621-626.;Năm: 2018
Lĩnh vực: Kinh tế; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài viết sử dụng nguồn số liệu thu thập từ hộ nông dân và doanh nghiệp để đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của mô hình liên kết giữa hộ nông dân và các chủ thể khác trong sản xuất và tiêu thụ trái bơ ở Tây Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết bền vững hộ nông dân và các chủ thể khác trong sản xuất và tiêu thụ trái bơ ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên kết giúp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bơ ở các nông hộ (nhờ tăng năng suất, tăng giá bán và tiết kiệm chi phí sản xuất). Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển liên kết giữa hộ nông dân và các chủ thể khác còn nhiều hạn chế và thách thức, đặc biệt là việc tuân thủ quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận chính sách hỗ trợ. Để thúc đẩy liên kết bền vững hộ nông dân và các chủ thể khác trong sản xuất và tiêu thụ trái bơ cần nâng cao năng lực của hộ nông dân, tăng cường hỗ trợ từ phái các đối tác cho hộ nông dân, cải thiện năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp và tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước.
ABSTRACT
In this article, secondary data as well as primary data collected from households and businesses were used to evaluate real status and effectiveness of cooperation models between farmers and other membership in production and trading of avocado in the Central Highlands. Based on the analysis, we proposed measures to enhance sustainable linkages between the two actors in production and trading of avocado in the investigated region. The research findings indicated that these linkages help improve economic efficiency in households’ avocado production thanks to increased productivity, higher price, and manufacturing cost savings. However, there are many limitations and challenges to maintain or develop these current linkages, particularly in the production process, product sales, or access to supportive policies. Thus, in order to promote sustainable linkages between farmers and other membership in the production and trading of avocado, it is suggested to enhance the capabilities of farmers, encourage support for farmers from other membership, improve market development activities in business, and suitable subsidies from the Goverment.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn