Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,327,667

 Nghiên cứu ứng dụng mô hình học sâu trong nhận biết thời kỳ trái Dứa chín cho các vùng trồng Dứa khu vực miền núi Quảng Nam – Đà Nẵng
Chủ nhiệm:  TS. Nguyễn Hà Huy Cường; Thành viên:  Th. Trịnh Trung HảiTS. Hồ Phan HiếuTS. Trịnh Công DuyPGS.TS. Vũ Thị Phương AnhTS. Huỳnh Ngọc ThọTS. Nguyễn Văn LợiGS.TS. Nguyễn Thanh ThủyThS. Trần Anh Kiệt
Số: B2021-DNA-09 ; Năm hoàn thành: 2023; Đề tài cấp Bộ; Lĩnh vực: Công nghệ thông tin
Đề tài hướng tới nghiên cứu một ứng dụng có chức năng nhận dạng, chọn lọc đối tượng thông qua hình ảnh thu được và từ đó khuyến nghị nhận dạng các đối tượng, từ vùng trồng dứa, hay các đại lý thu mua nông sản, hay áp dụng tại các siêu thị bán trái cây nông sản
- Nghiên cứu xác định mô hình học sâu phù hợp nhận dạng hình ảnh giải quyết bài toán nhận biết thời kỳ trái dứa chín.- Nghiên cứu các mô hình học sâu: CNN, YOLOv3, YOLOv4, YOLO-tiny; R-CNN, Fast R-CNN, Faster R-CNN, Mask R-CNN.- Nghiên cứu các framework: COCO dataset, Keras, Tensorflow,  TFLite.- Qua quá trình phân tích các ưu và nhược của các mô hình học sâu đề xuất chọn mô hình học sâu phù hợp nhận dạng hình ảnh giải quyết bài toán nhận biết thời kỳ trái Dứa chín. - - Ngoài ra, chúng tôi tìm hiểu các công đoạn xử lý nhận dạng hình ảnh Webcam, Camera thực.- Nghiên cứu các giống dứa phổ biến khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng và các đặc điểm sinh hóa của trái dứa thời kỳ chín.* Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật, độ chính xác của mô hình nhận dạng phụ thuộc vào đề xuất giải pháp phù hợp với đặc điểm của đề tài. Do đó, áp dụng các kỹ thuật mạng nơ-ron tích chập như YOLO; Faster R-CNN đưa vào cài đặt, thực nghiệm so sánh đánh giá. Trong đó, các mô hình có độ phức tạp tăng dần theo thứ tự như sau:- Mô hình 1: Áp dụng bộ lọc Gauss 3 chiều để giữ lại điểm ảnh có màu lân cận với màu của thời kỳ trái chín để nhận dạng. Thực hiện phép đếm các đối tượng còn lại trên ảnh- Mô hình 2: Lọc tách các điểm ảnh có màu đặc trưng của trái dứa dựa trên mạng nơ-ron (Neural networks) truyền thẳng. Thực hiện phép đếm các đối tượng còn lại trên ảnh.
- Mô hình 3: Áp dụng phương pháp phân loại đối tượng bằng Support Vector Machine (SVM) để lọc màu. Thực hiện phép đếm các đối tượng còn lại trên ảnh.

Sản phẩm khoa học: Công bố 02 bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục SCIE, 02 bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục Scopus,  01 bài đăng trên tạp chí KH&CN Đại học Đà Nẵng và 01 bài đăng kỷ yếu hội thảo quốc tế (thuộc danh mục Springer), 01 bài đăng kỷ yếu hội thảo quốc gia @ chủ đề Trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số cụ thể:

+ Bài báo SCIE (Q2): Cuong, Nguyen Ha Huy et al. ‘Improved YOLO Object Detection Algorithm to Detect Ripe Pineapple Phase’. 1 Jan. 2022 : 1365 – 1381.

+ Bài báo SCIE (Q2): Nguyen Ha Huy Cuong, Trinh Trung Hai and Vijender Kumar Solanki, “Faster R-CNN and YOLO-v5 complex to detect ripe pineapples in the database collected in Vietnam”, (được chấp nhận đăng trong số đặc biệt của tạp chí Journal of Intelligent and Fuzzy Systems).

+ Bài báo Scopus (Q2): H. H. C. Nguyen, B. T. Khiet, and T. T. Nguyen, “An effective method for clustering-based web service recommendation,” International Journal of Electrical & Computer Engineering, vol. 12, no. 2, pp. 1571–8708, 2022.

+ Bài báo Scopus (Q2): N. H. H. Cuong, T. H. Trinh, D.-H. Nguyen, T. K. Bui, T. A. Kiet, P. H. Ho, et al., "An approach based on deep learning that recommends fertilizers and pesticides for agriculture recommendation", Int. J. Electr. Comput. Eng., vol. 12, no. 5, pp. 5580-5588, Oct. 2022.

+ Bài báo đăng tạp chí KH&CN ĐHĐN: Trịnh Trung Hải, Nguyễn Hà Huy Cường, Ninh Khánh Duy, 2022, Mô hình Fast R-CNN cải tiến cho giải pháp nhận dạng, phát hiện trái dứa thời kỳ chín, vol. 20, no. 7, 2022.

+ Bài báo kỷ yếu Hội nghị quốc tế (thuộc danh mục Springer): Nguyen, H.H.C., Luong, A.T., Trinh, T.H., Ho, P.H., Meesad, P., Nguyen, T.T. (2021). Intelligent Fruit Recognition System Using Deep Learning. In: Meesad, P., Sodsee, D.S., Jitsakul, W., Tangwannawit, S. (eds) Recent Advances in Information and Communication Technology 2021. IC2IT 2021. Lecture Notes in Networks and Systems, vol 251. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-030-79757-7_2

+ Bài báo kỷ yếu Hội thảo quốc gia @ lần thứ XXIV Một số vấn đề chọn lọc công nghệ thông tin và truyền thông, Chủ đề: Trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số: Nguyễn Hà Huy Cường, Đoàn Văn Thắng, Trịnh Trung Hải, Bùi Văn Chuyên, Nguyễn Ngọc Dung. “Hệ thống nhận dạng trái cây thông minh tiếp cận phương pháp Deep Learning”, trang 160 – 165, năm 2021.

- Sản phẩm đào tạo:

+ Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh công bố các bài báo liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.

+ Đào tạo 01 thạc sĩ bảo vệ thành công đề tài.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ 01 Bộ CSDL hình ảnh các loại thời kỳ chín của quả dứa 50.000

+ 01 Hồ sơ kết kế hệ thống nhận dạng thời kỳ Dứa chín sử dụng mô hình học sâu.

+ 01 Báo cáo thử nghiệm Hệ thống thời kỳ trái dứa chín. Hệ thống có thể tiếp tục huấn  luyện mở rộng để nhận biết dứa chín. Triển khải thử nghiệm tại các vùng canh tác dứa tại huyện Đại Lộc – tỉnh Quảng Nam; huyện Hoà Vang – thành phố Đà Nẵng.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chuyển giao cho Trung tâm Phát triển Phần mềm, ĐHĐN để ứng dụng xây dựng giải pháp ứng dụng phát hiện trái dứa chín tại Việt Nam. Ngoài ra, các kết quả là nguồn tài liệu nghiên cứu cho sinh viên, học viên sau đại học các ngành Công nghệ Thông tin, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo và Khoa học Dữ liệu

 

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn