Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 109,888,125

 Quy trình tổ chức dạy học khám phá theo mô hình Lớp học đảo ngược để phát triển năng lực Vật lí của học sinh
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Tran Thi Huong Xuan*, Nguyen Bao Hoang Thanh, Nguyen Thi Nhi * Corresponding author. Email: tthxuan@ued.udn.vn
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên; Số: T.229,S.01/S (2024);Từ->đến trang: 37-46;Năm: 2024
Lĩnh vực: Giáo dục; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho học sinh trong môi trường học tập tương tác; tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình kiến tạo kiến thức. Dạy học qua khám phá là phương pháp dạy học được xây dựng dựa trên thuyết kiến tạo cho phép học sinh tham gia vào quá trình học tập thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập gắn với thế giới thực và kinh nghiệm bản thân. Mô hình lớp học đảo ngược giúp giáo viên tổ chức đa dạng các hoạt động khám phá kiến thức trong đa dạng môi trường học tập, từ đó theo dõi sự phát triển năng lực của học sinh trong quá trình học tập. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về dạy học qua khám phá và mô hình lớp học đảo ngược, bài báo đề xuất quy trình tổ chức dạy học khám phá theo mô hình lớp học đảo ngược để phát triển năng lực Vật lí của học sinh. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở việc vận dụng quy trình đề xuất vào dạy học bài “Định luật I Newton” cho thấy các biểu hiện của năng lực vật lí được phát triển trong quá trình học tập theo mô hình lớp học đảo ngược kết hợp dạy học khám phá.
ABSTRACT
In the context of teaching oriented to develop the qualities and competencies of students, teachers act as guides and organize activities for students in an interactive learning environment; create conditions for students to actively participate in the knowledge creation process. Inquiry-based learning is a teaching method built on constructivist theory that allows students to participate in the learning process through solving learning tasks related to real-life and personal experience. The flipped classroom model helps teachers organize a variety of knowledge discovery activities in a variety of learning environments, thereby monitoring the development of students' competencies during the learning process. Based on theoretical analysis of the organization of DHQKP teaching and the flipped classroom model, the article proposes the process of organizing inquiry-based learing combines with the flipped classroom model to develop students' Physics competence. The results of applying the proposed process in teaching the lesson "Newton's First Law" show that the manifestations of physics competence are developed during the process of students learning according to the flipped classroom model combined with inquiry-based learning
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn