Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,248,441

 KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH LÊN MEN ACID ACETIC TỪ CỦ KHOAI LANG TÍM
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Huỳnh Thị Kim Cúc, Tạ Thị Tố Quyên, Nguyễn Thị Hoài Tâm, Phạm Quý Bằng
Nơi đăng: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Số: 17;Từ->đến trang: 69-73;Năm: 2015
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Củ khoai lang tím (KLT) có hàm lượng tinh bột và đường khử cao, là nguyên liệu thích hợp để lên men acid acetic. Đồng thời, củ KLT chứa hàm lượng anthocyanin tương đối nhiều giúp cho dịch lên men acid acetic có màu đỏ đẹp. Đặc biệt hơn, anthocyanin từ KLT đã được chứng minh là hợp chất có hoạt tính kháng oxy hoá cao. Quá trình lên men acid acetic từ củ KLT được tiến hành trên 3 mẫu dịch lên men ethanol có nồng độ 2%, 4% và 6%. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẫu dịch KLT có nồng độ ethanol 4% thích hợp cho việc lên men acid acetic so với mẫu có hàm lượng ethanol 2% và 6%. Đồng thời sau quá trình lên men, độ bền màu anthocyanin của mẫu 4% cao hơn mẫu 2% và 6% (độ bền màu của mẫu 2% là 82,38%, mẫu 4% là 88,35% và mẫu 6% là 79,16%). Kết thúc quá trình lên men, dịch lên men có hàm lượng acid acetic là 29,6g/l ; pH = 2,72; hàm lượng anthocyanin 3,23mg/100ml và hàm lượng acid tổng số là 30,39g/lít.
ABSTRACT
AN INVESTIGATION OF CHANGE IN ACETIC ACID FERMENTION FROM PURPLE SWEET POTATO
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn