Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,549,404

 Ranh giới chủng tộc trong cấu trúc không gian đô thị của nhượng địa Pháp Tourane (1888-1950)
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Đinh Nam Đức, Lưu Thiên Hương
Nơi đăng: International conference: FROM THE PORT TO THE WORLD - A Global History of Indochinese Ports (1858-1956); Số: 1;Từ->đến trang: 1-6;Năm: 2022
Lĩnh vực: Kỹ thuật; Loại: Báo cáo; Thể loại: Quốc tế
TÓM TẮT
Sự phát triển của các đô thị thuộc địa Pháp là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đô thị. Chủ đề về mối liên kết giữa không gian đô thị với cấu trúc xã hội, đặc biệt tại các đô thị thuộc địa Pháp tại Việt Nam có ý nghĩa then chốt trong việc hiểu rõ nguồn gốc và nguyên nhân sự phát triển của các đô thị này. Trong bối cảnh đế chế thực dân Pháp thứ hai từ giữa thế kỉ XIX, bán đảo Đông Dương cùng với Châu Phi đảm nhận vai trò thương mại với chính quốc, cung cấp nguyên liệu thô và là nơi tiêu thụ các mặt hàng sản xuất. Trong số các lãnh thổ Pháp ở hải ngoại, nhượng địa Tourane (Đà Nẵng ngày nay) đã được người Pháp chủ đích xây dựng như một thành phố cảng lớn nhất ở miền Trung Việt Nam (Annam). Được hình thành và mở rộng trên lãnh thổ của những ngôi làng bản địa lần lượt được triều đình nhà Nguyễn bàn giao cho người Pháp qua các hiệp ước năm 1888 và 1901, nhượng địa Tourane là nơi người Pháp đã áp dụng các khuôn mẫu và tiêu chuẩn của quy hoạch thị trấn của họ cho việc xây dựng nên thành phố. Trong tiến trình này, ranh giới về không gian giữa những tầng lớp khác nhau trong xã hội thuộc địa đương thời là một chủ thể đã có nhiều chuyển biến theo sự vận động của lịch sử. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định ranh giới chủng tộc trong cấu trúc không gian đô thị của thành phố Tourane, trong khoảng thời gian nhượng địa Pháp (1888-1950). Ngoài ra, sự phân tách và mối liên kết giữa các phân vùng này cần được làm sáng tỏ. Những giả thuyết được đặt ra cho nghiên cứu này chính là việc hình thành và phát triển nhượng địa Tourane nhằm phục vụ vai trò của một thành phố cảng thương mại của Pháp tại Đông Dương. Bên cạnh đó, sự phát triển của thành phố Tourane trong suốt thời kỳ thuộc địa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chiến lược quân sự và chính trị của người Pháp. Ngoài việc tổng hợp các nguồn tài liệu cổ đa dạng, các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là các cuộc khảo sát thực địa và việc khai thác hình thái học đô thị của Tourane, dựa vào việc xây dựng các bản đồ phân tích. Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy các ranh giới về mặt địa lý giữa các khu vực sinh sống của các thành phần cư dân khác nhau. Thêm vào đó, những quy định của chính quyền thuộc địa về vấn đề tổ chức không gian đô thị Tourane cũng được tổng hợp và đánh giá, ứng với các bối cảnh của xã hội thuộc địa đương thời. Nghiên cứu này giải thích sự hình thành và sự dịch chuyển của các lãnh thổ giữa các chủng tộc xã hội tại trung tâm thành phố nhượng địa Tourane. Ngoài ra, sự giao thoa và tương tác giữa các lãnh thổ kể trên cũng được làm sáng tỏ do nhu cầu của những hoạt động thương mại của một thành phố cảng. Đây là cơ sở để những nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn và cấu trúc không gian của đô thị Tourane thông qua mối tương tác giữa các thành phần trong xã hội thuộc địa.
ABSTRACT
The development of French colonies is a topic of great interest to urban researchers. The studies of the link between urban space and social structure, especially in French colonial and concessional cities in Vietnam, is crucial in understanding the origins and causes of these developments in terms of urbanism. In the context of the Second French Colonial Empire from the mid-nineteenth century, the Indochina peninsula, along with French colonies in Africa, assumed the role of trading, providing raw materials and consuming manufactured goods. Among the overseas French territories, the Tourane concession (present-day Da Nang) was purposely built by the French as the largest port city in central Vietnam (Annam). Formed and expanded on the territory of indigenous villages, respectively handed over to the French government by the Nguyen Court through the Treaties of 1888 and 1901, the Tourane concession was where the French applied the patterns and standards of their town planning for city construction. In this process, the spatial boundary between different classes in the contemporary colonial society is a subject that has undergone many changes according to the movement of history. This study aims to define racial boundaries in the urban spatial structure of the city of Tourane, during the period of the French concession (1888-1950). In addition, the separation and linkage between these partitions are elucidated. The hypothesis of this study is that the formation and development of Tourane concession was to serve the role of a French commercial port city in Indochina. In addition, the development of Tourane during the concessional period was directly influenced by the military and political strategies of the French. In addition to synthesizing diverse ancient sources, the main research methods used for this study are field surveys and the exploitation of Tourane's urban morphology, based on the construction of analysis map. The results of this study show the geographical boundaries between the areas inhabited by different populations. In addition, the regulations of the colonial government on the organization of urban space in Tourane are also synthesized and evaluated, corresponding to the contexts of the contemporary colonial society. This study explains the formation and displacement of boundaries of quarters between social races in the heart of Tourane concession. In addition, the interaction between the above quarters are also clarified due to the needs of the commercial activities of a port city. This is the basis for researchers to better understand and the spatial structure of Tourane through the interactions between the classes of a colonial society.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn