Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,849,590

 Chính quyền Lê - Trịnh với việc chống tiêu cực trong thi cử thế kỷ XVII - XVIII
Chủ nhiệm:  ThS. Lê Thị Thu Hiền; Thành viên:  
Số: T2009-03-58 ; Năm hoàn thành: 2009; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Xã hội nhân văn

Thời kỳ Lê Trịnh là một thời kỳ khá “đặc biệt” trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Xét về mặt tổ chức nhà nước, thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ “lưỡng đầu chế”, tức có sự tồn tại song song hai hệ thống chính quyền cùng điều khiển đất nước: Một bên là triều đình của vua Lê và bên kia là Vương phủ của chúa Trịnh. Sự lấn át quyền lực của chúa Trịnh đối với vua Lê đã khiến không ít các nhà sử học phong kiến và cả về sau đánh giá đây là thời kỳ “phi chính thống”, trì trệ, khủng hoảng. Xét riêng trong lĩnh vực giáo dục, khoa cử, các chúa Trịnh đã có nhiều cố gắng đưa ra các chủ trương nhằm chấn chỉnh học phong, cứu vãn nền giáo dục, thi cử đang dần suy đồi, xuống dốc.

Từ những ghi chép của sử sách thời phong kiến, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét về tiêu cực trong thi cử dưới thời Lê - Trịnh:

- Đến thế kỷ XVII - XVIII, tiêu cực trong thi cử không còn là những hiện tượng đơn lẻ, rời rạc mà đã phát triển nhanh chóng thành một hệ thống, mang tính quy mô, có những hiện tượng tiêu cực lặp đi lặp lại ở các cấp thi trong khoa thi tiến sĩ.

- Tiêu cực thời Lê - Trịnh xuất hiện xuyên suốt trong cả 3 cấp của khoa thi tiến sĩ. Càng lên cấp cao hơn tiêu cực càng giảm, nhất là ở cấp thi Đình.

- Tiêu cực trong thi cử thời Lê - Trịnh được thực hiện từ cả hai phía: quan trường và sĩ tử.

Đứng trước những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra ngày càng nhiều, càng tinh vi trong thi cử, chính quyền Lê - Trịnh đã có nhiều biện pháp nhằm giải quyết, hạn chế và cứu vãn tình hình thi cử Nho học lúc bấy giờ: Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế thi; tăng cường khảo hạch; tăng cường những yêu cầu cụ thể đối với thí sinh; đề ra yêu cầu đối với quan trường; thay đổi cách ra đề thi, cách chấm thi; tăng hạn ngạch lấy đỗ. Những biện pháp chống tiêu cực mà chính quyền Lê - Trịnh thực hiện không phải không đem lại những kết quả tích cực, có tác dụng khắc phục và hạn chế phần nào những bất cập trong thi cử bấy giờ. Thế nhưng việc vi phạm vẫn không suy giảm bao nhiêu.

Tiêu cực và các giải pháp chống tiêu cực trong thi cử dưới thời Lê - Trịnh đã để lại những bài học kinh nghiệm: phải chấn chỉnh nội dung dạy học và thi cử trong giáo dục các cấp, chống tiêu cực phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất trong cả hệ thống giáo dục; cần kết hợp nhiều biện pháp xử phạt khác nhau để chống tiêu cực trong thi cử; cẩn thận, cân nhắc trong việc lựa chọn đội ngũ cán bộ coi thi; cần lựa chọn đội ngũ cán bộ chấm thi là những người có học vị cao, kiến thức chuyên môn vững vàng, công bằng và khách quan. Đồng thời phải có cơ chế kiểm tra, giám sát quy trình chấm thi để đảm bảo không có sự thiên vị, sai lệch trong khi chấm thi.

marriage affairs open i want an affair

- Sản phẩm: 01 bản báo cáo tổng hợp, 02 bài báo

- Địa chỉ có thể ứng dụng: Các trường Đại học thuộc ngành khoa học xã hội.

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn