Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,990,377

 Trao đổi về việc bổ sung nội dung cương vực lãnh thổ Trung Quốc thời Thanh vào SGK lịch sử lớp 10
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Lê Thị Mai
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa; Số: 12-2017;Từ->đến trang: tr.136-144;Năm: 2017
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến, việc tiến hành chiến tranh bành trướng, mở rộng cương vực lãnh thổ là một đặc điểm nổi bật. Vì vấn đề mở rộng cương vực lãnh thổ của các triều đại phương Bắc có liên quan mật thiết đến lịch sử Việt Nam nên học sinh Việt Nam học tập lịch sử Trung Quốc thời phong kiến sẽ không giống với học sinh các quốc gia khác. Nói cách khác, ở Việt Nam, những đơn vị kiến thức liên quan đến cương vực lãnh thổ Trung Quốc được lựa chọn đưa vào SGK Lịch sử ở các cấp học phải xác định nét đặc thù này.Theo phân phối chương trình SGK Lịch sử lớp 10 hiện hành, chương III - bài 5: Trung Quốc thời phong kiến, thuộc phần Lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại và trung đại. Trong bài này, cương vực lãnh thổ Trung Quốc - một nội dung quan trọng nhưng chưa được thể hiện đầy đủ. Hiện nay, vấn đề cương vực lãnh thổ Trung Quốc và Việt Nam qua các đời đã được nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ, thiết nghĩ, thuộc mảng kiến thức về lịch sử thế giới, học sinh cần phải được cung cấp những hiểu biết chân xác, đầy đủ hơn. Trong đó, vấn đề cương giới phía nam của Trung Quốc thời nhà Thanh được đưa vào chương trình SGK Lịch sử lớp 10 là phù hợp với lịch sử khách quan và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh ngày nay. Nhờ tính chất chính thống từ việc biên soạn, ban hành của Bộ Giáo dục Việt Nam và sẽ được phổ cập trong nhận thức của giáo viên, học sinh cùng các bậc phụ huynh… trên cả nước, SGK có chứa nội dung kiến thức về cương giới phía nam của Trung Quốc thời Thanh là một kênh truyền thông rất hiệu quả, một hành động thiết thực nhằm góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
ABSTRACT
In Chinese feudal history, the spread of warfare, expansion of the territorial sphere is a prominent feature. Because the issue of territorial expansion of Northern dynasties is closely related to Vietnamese history, Vietnamese students studying Chinese feudal history will differ from those of other countries. In other words, the units of knowledge related to the Chinese territory are selected into the textbooks of history at all levels of education to determine this particular feature.According to the current History textbook for Class 10’s distribution, Chapter III, Unit 5: Chinese Feudalism, is part of the primitive, ancient and medieval world history. In this article, master of Chinese territory - an important but not fully expressed content. At present, the matter of China and Vietnam's territorial disputes over the generations has been studied by many researchers, so, the student must be provided a fuller and more accurate understanding. In it, the question of the southern Chinese territory of Qing Dynasty was expressed in the History textbook for Class 10 that is consistent with objective history and has real practical significance in today's context. Thanks to the formal nature of the compilation and promulgation of the Ministry of Education of Vietnam and will be popularized in the awareness of teachers, students and parents across the country, textbooks contain knowledge about the southern Chinese territory at Qing dynasty is a very effective communication channel, a practical action to help affirm Vietnam's sovereignty over islands.
[ 2018\2018m05d031_10_59_5NOI_DUNG_CUONG_VUC_LANH_THO_TRUNG_QUOC_TRONG_SGK_LICH_SU_LOP_10.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn