Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,851,829

 "Nihonmachi" ở Ayutthaya và Hội An vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII - Một nghiên cứu so sánh
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: LÊ THỊ MAI Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế "Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mêkông. Mối quan hệ lịch sử và hiện tại".; Số: 1;Từ->đến trang: 1-1;Năm: 2010
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII, hoạt động ở hải ngoại cũng như sự hiện diện của người Nhật tại Đông Nam Á và các nơi khác trong vùng tăng vọt. Các cộng đồng người Nhật khá lớn, được biết đến như là Nihonmachi, có thể được tìm thấy ở các cảng lớn và các trung tâm chính trị của khu vực[1]. Trong số đó, Ayuthaya và Hội An là hai nơi mà Nihonmachi có những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị đáng kể. Tuy nhiên, "Nihonmachi" ở Ayuthaya và Hội An có những điểm tương đồng và dị biệt về bối cảnh xuất hiện, thành phần cư dân, đời sống sinh hoạt và vị trí, vai trò đối với nơi định cư. Vì vậy, nghiên cứu để đối sánh các vấn đề này rất thú vị. Thêm vào đó, “Nihonmachi” ở khu vực đều gắn bó chặt chẽ với "nước mẹ" - Nhật Bản. Chính vì vậy, nó đã phản ánh mối quan hệ giữa Đàng Trong và Xiêm với Nhật Bản vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII - không chỉ thương mại mà còn thể hiện trên các lĩnh vực ngoại giao, quân sự và văn hóa. Đó là nền tảng quá khứ cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhật Bản với Việt Nam và Thái Lan hiện nay.
[1] Bao gồm Batavia thuộc Đông Ấn Hà Lan, Hội An ở Đàng Trong của các chúa Nguyễn, Manila ở Philippin dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha, Phnôm Pênh của Campuchia; kinh đô Ayuthaya của người Thái.
ABSTRACT
From the late sixteenth century to the early seventeenth century, Japanese overseas activity and presence in Southeast Asia and elsewhere in the region boomed. Sizeable Japanese communities, known as Nihonmachi, could be found in many of the major ports and political centers of the region. Hoi An and Ayuthaya was two of ones where they exerted significant political and economic influences. However, "Nihonmachi" in Ayuthaya và Hoi An had similarities and differences about context of appearance, composition of residents, life and the position and role for the settlement. Therefore, a comparative research of these issues is very interesting. In addition, “Nihonmachi” in the region were closed with “mother - country” – Japan. Therefore, it reflected the relationship between Siam and Cochinchina with Japan in the late 16th century to the early 17th century - not only in commerce but also in diplomatic, military and cultural fields. That is the past base for the good relations between Japan with Thailand and Vietnam now.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn