Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,034,530

 Kết quả bước đầu ứng dụng ERCP trong điều trị một số bệnh lý mật, tụy
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Than Trong Long, Le Viet Nho, Le Tan Toan, Truong Quang Huy
Nơi đăng: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế; Số: 31;Từ->đến trang: 116-124;Năm: 2016
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nội soi mật tuỵ ngược dòng (Endoscopic Retrograde Cholangio- Pancreatography:
ERCP) là một kỹ thuật giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của đường mật và tuyến tụy. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, kết quả chụp đường mật qua ERCP của các bệnh nhân được ứng dụng ERCP và đánh giá kết quả điều trị, tính an toàn kỹ thuật ERCP trong điều trị bệnh lý mật, tụy. Đối tượng & Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, có theo dõi kết quả chẩn đoán, điều trị của ERCP ở các bệnh nhân được chẩn đoán sỏi OMC dựa vào lâm sàng và SAQTB/MRCP/EUS hoặc bệnh nhân u đầu tụy, hẹp cơ vòng Oddi tại BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam từ 6/2013-5/2015. Kết quả: Trong số 30 bệnh nhân được tuyển chọn vào NC, 26 bệnh nhân sỏi ống mật chiếm 86,6%, 1 bệnh nhân viêm chít cơ Oddi và 1 bệnh nhân hẹp đường mật, chiếm 6,7% và 2 bệnh nhân u đầu tụy, chiếm 6,7%. Ở bệnh nhân sỏi mật, 12 trường hợp đã có biến chứng vàng da tắc nghẽn, trong đó 2 trường hợp có viêm chít cơ Oddi, hẹp đường mật. Trong số này, 11 trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng đường mật (42,3%), 5 trường hợp có tăng men tụy (19,2%), 2 trường hợp kết hợp viêm tụy cấp (7,7%). Tỷ lệ lấy sỏi thành công hoàn toàn trong sỏi OMC là 81,3%. Tỷ lệ lấy sỏi thành công hoàn toàn trong sỏi OMC + sỏi ống gan là 42,9%. Cả 3 trường hợp sỏi ống gan đơn thuần đều không lấy được sỏi. Tỷ lệ biến chứng của ERCP trong nhóm nghiên cứu là 13,3%, trong đó viêm tụy cấp là 6,7%, chảy máu là 6,7%. Kết luận: Trong các bệnh lý mật tụy, sỏi ống mật là bệnh lý thường gặp nhất được chỉ định ERCP. ERCP là kỹ thuật can thiệp qua nội soi khá an toàn và hiệu quả trong điều trị các bệnh lý mật, tụy
ABSTRACT
Background and objectives: ERCP is helpful technique in the diagnosis and treatment of some
pancreatobilinary diseases. The purposes of this study was to study the clinical characteristics, imaging of patients pancreatobilinary diseases indicated for ERCP as well as treatment results and safety of ERCP in the treatment of some pancreatobilinary diseases. Materials and methods: An observational study at Quangnam Central General Hospital from 6/2013 till 5/2015. Results: Among 30 patients selected for study, there were 26 patients with bile duct stones (86.6%), 1 patients with Oddi sphincter stenosis and 1 bile duct stenosis (6.7%) and 2 patients with pancreatic tumors (6.7%). In patients with bile duct stones, 12 patients were complicated by obstructive jaundice. Among them, 11 patients were complicated by bilinary infection (42.3%), 5 patients had hyperamylasemia (19.2%), 2 patients were complicated by acute pancreatitis (7.7%); in patients with Oddi sphincter stenosis and 1 bile duct stenosis, in patients with pancreatic tumors. The complete success rate of stone removing is 81.3% in common bile duct stones. The complete success rate of stone removing is 42.9% in common bile duct stones combined with hepatic duct stones. We could not remove stones in all 3 patients with only hepatic duct stones. The complication rate of ERCP is 13.3%, including 2 acute pancreatitis (6.7%), 2 bleeding (6.7%). Conclusions: Bile duct stones are the commonest pancreatobilinary diseases which were selected for ERCP. ERCP is the safe, effective technique in the treatment of pancreatobilinary diseases

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn