Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,998,253

 Xác định tác nhân nhiễm trùng và đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân sốt cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại quảng nam
Chủ nhiệm:  TS.BS. Lê Viết Nho, ThS Lê Viết Nhiệm; Thành viên:  Chung Hải, Philippe Parola, Trần Ngọc Hưng, Trịnh Sinh, Phan Đức Tuấn, Phan Quang Dương, Nguyễn Thị Phượng
Số: 121-2018 ; Năm hoàn thành: 2018; Đề tài cấp Thành phố; Lĩnh vực: Y - Dược

- Mục đích nghiên cứu:

Xác định tác nhân vi sinh vật gây bệnh và đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân sốt cấp tính chưa rõ nguyên nhân (SCTCNNN: Acute Undifferentiated Fever: AUF) tại Quảng Nam.

Xác  định  các  chủng  loại Rickettsia  gây  bệnh  và  một  số  yếu  tố  nguy  cơ  nhiễm Rickettsia ở bệnh nhân sốt cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại Quảng Nam.

- Đối tượng nghiên cứu:

Dân số nghiên cứu: bệnh nhân sốt cấp tính chưa rõ nguyên nhân

Dân  số  chọn  mẫu:  bệnh  nhân  sốt  cấp  tính  chưa  rõ  nguyên  nhân  (nhóm  bệnh)  và bệnh nhân không sốt  vào viện vì  mắc các bệnh lý khác (nhóm chứng) trong cùng thời gian tại các khoa Truyền nhiễm/Y học Nhiệt đới tại Quảng Nam gồm: Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh đa khoa tỉnh Quảng Nam, Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam, Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam

- Nội dung nghiên cứu:

Khảo sát các tác nhân  vi  sinh vật  gây bệnh, trong đó có sốt do nhiễm  Rickettsia  ở bệnh nhân sốt chưa rõ nguyên nhân trên địa bàn Quảng Nam

Xác định các chủng loại Rickettsia trong số những bệnh nhân sốt do nhiễm Rickettsia

Xác định các yếu tố dịch tễ, lâm sàng hướng đến chẩn đoán sớm các tác nhân vi sinh vật này

Đề xuất hướng dẫn chẩn đoán các tác nhân nhiễm trùng gây ra sốt cấp tính tại Quảng Nam.

- Phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh - chứng

- Những kết quả chính của nghiên cứu:

Về tác nhân gây bệnh SCTCRNN:

57,4% bệnh nhân SCTCRNN được xác định nhiễm ≥ 1 tác nhân gây bệnh, gồm:

38,1% nhiễm 1 tác nhân vi khuẩn hoặc vi rút

13,5% đồng nhiễm 2 tác nhân vi rút và/hoặc vi khuẩn

5,8% đồng nhiễm 3 tác nhân vi rút và/hoặc vi khuẩn.

Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng SCTCRNN:

Bệnh nhiễm Rickettsia bao gồm: sốt mò, sốt phát ban bọ chuột, sốt đốm.

Nhiễm Leptospira: lần đầu tiên được báo cáo ở Quảng Nam

Sốt xuất huyết Dengue: chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm nhanh có thể bỏ sót nhiều trường hợp SXH Dengue

Bệnh Cúm: vi rút Cúm A là nguyên nhân chủ yếu, gấp 4 lần vi rút Cúm B

Ngoài ra, nhiễm vi rút hô hấp khác như vi rút Adeno, Entero cũng là nguyên nhân thường gặp ở người trẻ <30 tuổi

Một số ít bệnh nhân đồng nhiễm Sốt mò và nhiễm Leptospira, trong khi đó nhiều bệnh nhân có thể đồng nhiễm Cúm/vi rút hô hấp khác với vi khuẩn đường hô hấp.

Phát hiện âm tính quan trọng: chưa có bằng chứng về sự tồn tại của vi rút Zika và vi rút Chikungunya tại Quảng Nam.

Về chủng Rickettsia và các yếu tố nguy cơ:

Phát hiện 3 chủng Rickettsia tại Quảng Nam, gồm:

Orientia tsutsugamushi: đa dạng về kiểu gen, trong đó có bằng chứng bệnh nhân đầu tiên trên thế giới nhiễm cùng lúc 2 kiểu gen

Rickettsia typhi: lần đầu tiên được báo cáo ở Quảng Nam

Rickettsia felis: lần đầu tiên được báo cáo ở Việt Nam

Yếu tố nguy cơ bệnh nhiễm Rickettsia trong SCTCRNN:

Vết loét và men gan ALT tăng >2 lần giới hạn bình thường là yếu tố nguy cơ bệnh sốt mò 

Thời gian sốt kéo dài >7 ngày và men gan AST tăng >2 lần giới hạn bình thường là yếu tố nguy cơ bệnh nhiễm Rickettsia khác

Stt

Tên bài báo

Năm

Tạp chí

1

Trong nước (2 sản phẩm)

1.1

Bài báo tổng quan:

Sốt cấp tính chưa rõ nguyên nhân: vấn đề lâm sàng cần được chú trọng

4/2017

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam

(Việt Nam)

1.2

Báo cáo chính thức tại Hội nghị chuyên ngành:

Sốt cấp tính: các vấn đề chưa được giải quyết

4/2017

Hội nghị Nội khoa toàn quốc lần thứ X

(Huế, Việt Nam)

2

Quốc tế (5)

2.1

Bài báo “Dual Genotype Orientia tsutsugamushi Infection in Patient with Rash and Eschar, Vietnam, 2016

- Đường dẫn: https://wwwnc.cdc.gov/eid/article/24/8/17-1622_article  hoặc https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30014833

4/2018

Tạp chí Emerging Infectious Diseases (Impact factor: 7.42)

(Hoa Kỳ)

2.2

Trình tự gen vi khuẩn gây bệnh: Orientia tsutsugamushi được xác định trên vết loét (eschar) của bệnh nhân sốt mò tại Quảng Nam, mã số MF769529

- Đường dẫn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/MF769529

8/2017

Ngân hàng Gen (Genbank) thuộc Các viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ

2.3

Trình tự gen vi khuẩn gây bệnh: Orientia tsutsugamushi được xác định trong máu của bệnh nhân sốt mò tại Quảng Nam, mã số MF769530

- Đường dẫn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/MF769530

8/2017

Ngân hàng Gen (Genbank) thuộc Các viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ

2.4

Báo cáo chính thức: (tiền đề cho nghiên cứu)

Rickettsial Diseases: Underappreciated Reemerging Infectious Diseases in Asia

- Đường dẫn: http://ancls.org/congress/

 

4/2016

Hội nghị Asian Network for Clinical Laboratory Standardization & Harmonization (The ANCLS 15th Meeting)

(Seoul, Hàn Quốc)

2.5

Bài báo cáo poster:

Rickettsial infections and leptospirosis in patients with acute undifferentiated fever in Central Vietnam

- Đường dẫn: http://www.mediterranee-infection.com/arkotheque/client/ihumed/_depot_arko/articles/1557/book-of-abstracts_doc.pdf

6/2017

Hội nghị International Congress on Rickettsia and other Intracellular Bacteria (The ESCAR Meeting 2017)

(Marseille, Pháp)

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn