Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,009,933

 Ứng dụng chu trình Maisotsenko (M-cycle) cho thiết bị làm lạnh không khí bằng phương pháp bay hơi nước gián tiếp
Chủ nhiệm:  ThS. Ngô Phi Mạnh; Thành viên:  Ngô Phi Mạnh, Đinh Minh Hiển, Nguyễn Việt Ân, Dương Vĩnh Huỳnh, Hoàng Trọng Tuấn Huy
Số: T2018-02-12 ; Năm hoàn thành: 2018; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Khoa học công nghệ

Đề tài này tập trung vào nghiên cứu tính hiệu quả, và khả năng ứng dụng của thiết bị làm lạnh không khí kiểu bay hơi nước gián tiếp ứng dụng chu trình Maisotsenko (Gọi tắt là M-IEC) nhằm thay thế cho các máy điều hòa không khí truyền thống đang sử dụng trong các khu vực dân dụng như trường học, nhà hàng, khu công cộng tại Việt Nam. Một mô hình thiết bị M-IEC đã được thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh. Tiếp đến, 12 thí nghiệm đã được tiến hành trên mô hình thiết bị. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã tính toán, phân tích và đánh giá hiệu quả của thiết bị dựa vào 3 chỉ tiêu là năng suất lạnh, hệ số làm lạnh (COP), và nhiệt độ không khí sau khí sau khi xử lý. Trong nghiên cứu này, mô hình đã hoạt động với năng suất lạnh từ 1.67 kW đến 2.47 kW (5,698 Btu/h – 8,428 Btu/h); Hệ số COP = 18 - 29 (Tương ứng với điện năng tiêu thụ từ 80 W đến 90 W); Nhiệt độ không khí sau khi xử lý đạt từ 26.30C đến 28.20C. 

Với các điều kiện thí nghiệm thực tế, mô hình có thể vận hành với năng suất lạnh dao động từ 1,67 ÷ 2,47 kW (5698,2 - 8428,0 BTU/h); với hệ số hiệu quả làm lạnh (COP) rất cao (từ 18 ÷ 29).

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của thiết bị phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường. Đây là một nhược điểm đặc trưng của thiết bị làm lạnh kiểu bay hơi nước. Theo phân tích kết quả thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy trạng thái của không khí sau khi xử lý bởi thiết bị chỉ thỏa điều kiện thỏa mái của không gian điều hòa (nhiệt độ không khí từ 22-260C; và độ ẩm tương đối từ 40-60%) khi và chỉ khi không khí đầu vào thiết bị có dung ẩm nhỏ hơn 14.6 g/kgkkk.

Về mặt đào tạo, nghiên cứu này góp phần cung cấp cơ sở lý thuyết và mô hình thiết bị thực tế nhằm phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Nhiệt-Điện lạnh trong lĩnh vực điều hòa không khí.

Mô hình thiết bị nếu được ứng dụng thay thế một phần hay hoàn toàn các máy điều hòa không khí cho các không gian như thư viện, trường học, các khu vực công cộng, hoặc các trang trại chăn nuôi, hay nông nghiệp công nghệ cao...sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn