Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,253,567

 Ảnh hưởng của cốt liệu cao su đến tính chất cơ lý của cấp phối đá dăm-cao su gia cố xi măng.
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Phạm Ngọc Phương, Lê Minh Trung, Huỳnh Huy Hoàng, Trần Thị Thu Thảo, Nguyễn Thanh Cường, Lê Đức Châu.
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, NUCE 2018.; Số: Tập 15 số 7V. Số p-ISSN 2615-9058; e-ISSN 2734-9489.;Từ->đến trang: Trang: 68-78.;Năm: 2021
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Vật liệu xi măng có sử dụng cốt liệu cao su nghiền từ lốp xe phế thải đã được chứng minh có khả năng ứng dụng trong xây dựng đường. Bài báo trình bày các thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của cấp phối đá dăm-cao su (Dmax=25) gia cố xi măng (4%) trong đó cốt liệu cao su được sử dụng để thay thế 0%, 10%, 25% và 50% lượng cốt liệu có thành phần hạt từ 0,425 mm đến 9,5 mm. Mô hình thí nghiệm mô đun đàn hồi đề xuất (có hiệu chỉnh so với TCVN 9843:2013) cho kết quả phù hợp với các mô hình ước lượng mô đun đàn hồi của cấp phối đá dăm gia cố xi măng đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự suy giảm cường độ chịu nén, ép chẻ và mô đun đàn hồi của cấp phối đá dăm-cao su gia cố xi măng. Do đó, để đảm bảo yêu cầu cường độ và khả năng đầm nén, kiến nghị không nên thay thế hơn 25% cốt liệu cao su đối với cấp phối đá dăm gia cố xi măng nói trên. Tuy nhiên, khả năng hạn chế co ngót của cấp phối đá dăm-cao su gia cố xi măng được cải thiện, góp phần tăng độ bền và khả năng kháng nứt do co ngót của cấp phối đá dăm gia cố xi măng.
ABSTRACT
Rubberized cement-based composites exhibited potential pavement materials for pavement constructions. This paper presents experiments to determine engineering properties of cement-treated base aggregates (type Dmax25, 4% in cement content), in which rubber aggregates were used to replace 0%, 10%, 25% and 50% of granular composition from 0,425 mm to 9,5 mm. The modulus of elasticity test with few adjustments compared to TCVN 9843: 2013 gives a consistent results with the ones from the models for elastic modulus estimation of the control cement-treated aggregates. The experimental results showed a decrease in compressive and splitting tensile strengths, and modulus of elasticity when rubber aggregates were used. Therefore, as for required strengths and compaction capacity, it is recommended that rubber aggregates content should be not exceeded 25% in the cement-treated base materials. However, low dry shrinkage of rubberized cement-treated base aggregates was observed, contributing to improved durability and shrinkage cracking resistance of cement-stabilized bases.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn