Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,259,578

 CƯỜNG ĐỘ, KHẢ NĂNG KHÁNG NỨT DO CO NGÓT DẺO VÀ TÍNH THẤM NƯỚC CỦA BÊ TÔNG XI MĂNG MẶT ĐƯỜNG SỬ DỤNG CỐT LIỆU XỈ THÉP VÀ CAO SU
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Phạm Ngọc Phương, Nguyễn Thanh Cường, Đỗ Như Huỳnh Đắc, Nguyễn Văn Phong Hào, Lê Đức Châu.
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, NUCE 2018.; Số: 17 (2V);Từ->đến trang: 153-165;Năm: 2023
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Cốt liệu cao su hoặc xỉ thép đã được nghiên cứu sử dụng trong bê tông xi măng. Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm xác định các tính chất cơ học, tính thấm nước và khả năng kháng nứt do co ngót dẻo của bê tông xi măng mặt đường trong đó sử dụng 100% cốt liệu lớn bằng xỉ thép và cốt liệu mịn (cát) được thay thế bằng cốt liệu cao su 1-3 mm theo thể tích 0%, 5%, 15% và 30%. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết hợp hai loại vật liệu phế thải trên làm giảm cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo uốn, độ mài mòn và tăng tính thấm. Tuy nhiên, tất cả các cấp phối bê tông xi măng đề xuất đều thỏa mãn yêu cầu về cường độ chịu kéo uốn tùy cấp đường (> 4 MPa) và độ mài mòn đảm bảo cho tất cả các loại đường (< 0,3 g/cm2). Bê tông xi măng mặt đường sử dụng 100% cốt liệu lớn xỉ thép có cường độ kéo uốn cao hơn và đặc biệt khả năng kháng nứt do co ngót dẻo tốt hơn. Cốt liệu cao su làm tăng thêm khả năng khả nứt này và hạn chế tính thấm nước của bê tông xỉ thép. Nghiên cứu góp phần đẩy mạnh sử dụng cốt liệu xỉ thép và cao su trong xây dựng đường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, hướng đến phát triển xanh và bền vững.
ABSTRACT
Rubber and steel slag aggregates have been studied and used in cement concrete. The paper presents experimental results from mechanical property tests, water capillary absorption tests, and plastic shrinkage cracking resistance tests of different paving concretes incorporating the waste aggregates. Steel slag aggregates were used as a complete replacement for coarse aggregates, and rubber aggregates replaced fine aggregates (sand) at distinct contents of 0%, 5%, 15%, and 30% by volume. The findings showed that using the by-product-based aggregates was detrimental to compressive strength, flexural strength, abrasion, and water capillary absorption. However, all designed concrete mixtures still satisfied the requirements of flexure (> 4 MPa) and abrasion
(> 0.3 g/cm2) for concrete pavement. The steel slag concrete exhibited an increased flexural strength and a highly improved cracking resistance to plastic shrinkage compared to the reference one. The rubber aggregates also helped for improved plastic shrinkage cracking resistance and increased water capillary absorption of the steel slag paving concrete. The study promotes applications of waste aggregates in road construction, contributing to the circular economy and sustainable development.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn