Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,621,948

 Nghiên cứu đề xuất giải pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Chủ nhiệm:  Lê Quang Sơn; Thành viên:  Nguyễn Thị Trâm AnhLê Thị DuyênLê Mỹ DungBùi Văn VânBùi Thị Thanh Diệu Lê Thị LâmNguyễn Thị Hằng Phương
Số: 35/HĐ-SKHCN ; Năm hoàn thành: 2020; Đề tài cấp Thành phố; Lĩnh vực: Xã hội nhân văn
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp bồi dưỡng kĩ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Chủ nhiệm: PGS.TS. Lê Quang Sơn Cơ quan chủ trì Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng Thời gian thực hiện: 9/2018-9/2020 Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Kiên Giang Các phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: khảo sát được tiến hành trên 5 vùng sinh thái của tỉnh, bao gồm: thành phố, vùng hải đảo, vùng U Minh Thượng, Vùng tây Sông Hậu, Vùng Tứ giác Long Xuyên với tổng số 182 GVCN, 575 học sinh và 10 cán bộ quản lý. Mục đích tìm hiểu sự tự đánh gía/đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí đào tạo về kĩ năng tư vấn tâm lý ở giáo viên chủ nhiệm ở các trường THCS; Các thuận lợi, khó khăn họ gặp phải trong quá trình tư vấn tâm lý cho học sinh THCS; về các nhu cầu được bồi dưỡng để phát triển kĩ năng tư vấn tâm lý của bản thân… * Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia thu thập các ý kiến chuyên gia về tư vấn tâm lý và bồi dưỡng kĩ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên trung học cơ sở. * Phương pháp trắc nghiệm: đánh giá kĩ năng tư vấn tâm lý của giáo viên chủ nhiệm ở các trường THCS. * Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn trên giáo viên để tìm hiểu, thu thập thêm thông tin * Phương pháp thực nghiệm sư phạm: phối hợp với Sở Giáo dục- Đào tạo triển khai thử nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng cao kĩ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm ở các trường THCS. * Phương pháp thống kê toán học được sử dụng phần mềm SPSS/Conquest xử lí, phân tích, đánh giá định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu, đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan trong sai số cho phép. 1. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng tư vấn và bồi dưỡng kỹ năng tư vấn của chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1.1.Xác định nội hàm khái niệm kỹ năng tư vấn tâm lý của GVCN: là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức chuyên môn vào trợ giúp học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp; phát hiện sớm và phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà trường. Đề tài xác định kỹ năng tư vấn tâm lý của GVCN bao gồm hai nhóm kỹ năng: nhóm kỹ năng tư vấn cơ bản và nhóm kỹ năng tư vấn chuyên biệt. 1.2.Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: - Những khó khăn mà các em học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang gặp phải chủ yếu là: khó khăn trong học tập, khó khăn trong vấn đề định hướng nghề nghiệp, khó khăn về cảm xúc và hành vi, về sức khoẻ, sinh lý và mối quan hệ liên nhân cách với gia đình, thầy cô, bạn bè. Học sinh THCS mong muốn được giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ, tư vấn giúp các em vượt qua những khó khăn này. - Hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã triển khai, mức độ hiệu quả đạt mức khá, có nhiều khó khăn. - Phần lớn GVCN có KNTVTL ở mức độ trung bình. Các KN lắng nghe, KN hỏi, KN phát hiện HS có nhu cầu tư vấn/phát hiện sớm ở mức độ tốt nhất và kém nhất là KN thấu cảm, KN lập và lưu trữ hồ sơ tư vấn; KN phối hợp các lực lượng giáo dục. - Phần lớn GVCN được khảo sát chưa tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn tâm lý. Ở các lớp bồi dưỡng, GVCN được cung cấp thêm các kiến thức liên quan đến tâm lý học sinh, hiểu được các khó khăn tâm lý mà học sinh thường gặp, nhưng chưa có cơ hội thực hành các kỹ năng tư vấn tâm lý cho học sinh. 1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đã đề xuất 4 giải pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm tại các trường THCS tỉnh Kiên Giang: 1/Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức về hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh và hình thành các kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm các trường THCS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; 2/Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh do giáo viên chủ nhiệm các trường THCS thực hiện; 3/Giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách trong thực hiện việc nâng cao kỹ năng tư vấn tâm lý cho GV chủ nhiệm các trường THCS; 4/Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong việc thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh THCS. 1.4. Đề tài đã triển khai thực nghiệm các mô hình bồi dưỡng kỹ năng tư vấn tâm lý cho GVCN thông qua các hoạt động tư vấn tâm lý tại các trường THCS nhằm nâng cao kỹ năng tư vấn tâm lý cho GVCN. Kết quả triển khai mô hình bồi dưỡng KNTVTL cho GVCN trường THCS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trước và sau thực nghiệm cho thấy, có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực về kỹ năng tư vấn tâm lý của GVCN
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn