Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,627,429

 Xây dựng chương trình giáo dục sức khoẻ tâm thần cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chủ nhiệm:  Nguyễn Thị Trâm Anh; Thành viên:  Bùi Thị Thanh Diệu Hồ Thị Thuý HằngLê Thị DuyênNguyễn Thị Bích Hạnh
Số: B2018–DDN03-21 ; Năm hoàn thành: 2020; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Xã hội nhân văn
Hiểu biết về SKTT là khái niệm có nội hàm rộng, bao gồm sự công nhận; kiến thức và thái độ về rối loạn tâm thần. Hiểu biết về SKTT của một người ảnh hưởng đến việc phòng ngừa và điều trị bệnh tật. Do đó, các chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy, tập huấn có thể làm thay đổi nhận thức, giảm thái độ kỳ thị và tăng niềm tin vào hình thức hỗ trợ chuyên nghiệp. Vì vậy, chúng tôi xây dựng chương trình giáo d c SKTT dành cho HS THCS với m c đ ch cung cấp cho các em kiến thức khoa học, xóa bỏ niềm tin sai lệch về rối loạn tâm thần. Chương trình giáo d c SKTT được hiểu là sự trình bày hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục SKTT trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra. Chương trình giáo d c SKTT được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các chương trình được thực hiện trên thế giới, lý luận về chương trình giáo d c SKTT và thực trạng hiểu biết về SKTT của HS THCS tại Đà Nẵng. Chương trình bao gồm 4 bài học cung cấp kiến thức về các rối loạn tâm thần c thể, nguyên nhân, hình thức hỗ trợ rối loạn tâm thần, cách để duy trì SKTT tích cực và xóa bỏ kỳ thị với người rối loạn tâm thần. Mỗi bài học diễn ra trong 50 ph t được thiết kế thành các hoạt động c thể. 223 HS lớp 8 và lớp 9 được chọn tham gia nhóm thực nghiệm và nhóm chứng. Hiệu quả của chương trình được đánh giá thông qua hiểu biết về SKTT của HS qua 3 lần khảo sát, trước, ngay sau và sau 3 tháng thực nghiệm. Kết quả thử nghiệm như sau: Khả năng nhận diện các rối loạn tâm thần của HS tăng lên, c thể là HS có thể xác định được các trường hợp được mô tả như trầm cảm, tâm thần phân liệt, stress sau sang chấn và rối loạn hành vi. Riêng với trường hợp rối loạn dạng cơ thể, HS không thể xác định được vì trong các bài học, chúng tôi không cung cấp kiến thức về vấn đề này. Sau thực nghiệm, niềm tin vào các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây rối loạn tâm thần có sự thay đổi rõ rệt. Ban đầu HS chủ yếu xác định do gia đình và bản thân người bệnh. Tuy nhiên, sau khi tham gia các yếu tố như di truyền, sinh học, sự kiện 73 gây sang chấn được lựa chọn nhiều hơn trong khi niềm tin vào yếu tố cá nhân có xu hướng giảm. Dù vậy, chương trình vẫn chưa thể tác động để thay đổi quan điểm của các em về yếu tố gia đình. Trong các hình thức hỗ trợ người rối loạn tâm thần, ở lần khảo sát thứ nhất, các em lựa chọn bạn bè, lối sống cá nhân và yếu tố tâm linh song qua lần khảo sát thứ hai và ba thì niềm tin vào lực lượng trợ giúp chuyên nghiệp tăng lên, lối sống cá nhân và bạn bè tiếp t c được củng cố. Bên cạnh sự gia tăng về kiến thức, thái độ kỳ thị của HS nhóm thực nghiệm giảm và kết quả được duy trì sau 3 tháng. Tuy nhiên, sự thay đổi này là chưa đồng bộ ở tất cả các biểu hiện và có sự chênh lệch rõ rệt giữa các HS với nhau. X t dưới góc độ nhân khẩu học, giữa HS nam và nữ có sự khác biệt trong mức độ thay đổi. Hệ số giữa các lần khảo sát ở HS nữ lớn hơn. Điều này tương tự với HS lớp 8 và 9, mức độ thay đổi của HS lớp 8 thấp hơn nhưng lại đồng đều ở tất cả các mặt trong khi hệ số thay đổi của các em lớp 9 cao hơn song chỉ tập trung vào một số biểu hiện. Tóm lại, đã có sự khác biệt trong mức độ hiểu biết về SKTT của HS nhóm thực nghiệm qua 3 lần khảo sát trong khi HS nhóm chứng không thay đổi. Tuy sự thay đổi chưa thật sự đồng đều và mạnh mẽ nhưng bước đầu đã chứng minh hiệu quả mà chương trình mang lại.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn