Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 105,626,716

 Giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên chính quy Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
Chủ nhiệm:  Phan Thị Tuyết Trinh; Thành viên:  Trương Văn Năm
Số: P2013-KH-01 ; Năm hoàn thành: 2014; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Giáo dục

Sau khi xây dựng mô hình lý thuyết, nghiên cứu đã thiết kế và đánh giá thang đo các yếu tố tác động đến KQHT của sinh viên bằng  phần mềm SPSS cả giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn nghiên cứu chính thức. Kết quả là thang đo có độ tin cậy khá cao để kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài.

Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) trích thành 10 yếu tố, sau khi loại các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 còn lại 41 biến quan sát. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên được giải thích tích luỹ là 76.377% biến thiên của các biến quan sát.

Kết quả phân tích Anova cho thấy: Sinh viên có kết quả học tập loại yếu, trung bình, trung bình khá đánh giá thấp hơn sinh viên có học lực khá, giỏi về các yếu tố Phương pháp học tập, Sự yêu thương, quan tâm của gia đình, Cơ sở vật chất, Tính tích cực trong học tập, Uy tín của nhà trường và Mục đích học tập. Sinh viên có kết quả học tập loại yếu, trung bình đánh giá thấp hơn sinh viên có học lực trung bình khá, khá và giỏi về yếu tố Chương trình đào tạo. Ngược lại, không có sự khác biệt trong việc đánh giá yếu tố Giảng viên của các nhóm sinh viên có học lực khác nhau.

Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu và phù hợp với tổng thể. Khi kiểm tra các giả định cần thiết trong  hồi quy tuyến tính thì các giả định đều được thoả mãn. Biến độc lập là 10 yếu tố có được từ phân tích EFA. Biến phụ thuộc là Kết quả học tập năm học 2012-2013.

Qua phân tích, giá trị Adjusted R Square = 0.613 cho biết rằng mô hình có thể giải thích được 61.3% cho tổng thể sự liên hệ của các yếu tố thuộc 3 nhóm nghiên cứu đến KQHT. Các yếu tố có tác động tích cực đến biến phụ thuộc Phương pháp học tập, Tính kiên định trong học tập, Cơ sở vật chất, Tính tích cực học tập, Mục đích học tập.

Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản về phía nhà trường, gia đình và bản thân sinh viên nhằm góp phần nâng cao KQHT cho sinh viên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn