Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,073,824

 Phân tích biểu thức tình thái biểu hiện lời rào đón trong diễn ngôn tiếng Anh: hướng tiếp cận khối liệu
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Trần Hữu Phúc - Hoàng Thị Kim Cúc
Nơi đăng: Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống; Số: 6(273)-2018;Từ->đến trang: 53-59;Năm: 2018
Lĩnh vực: Ngôn ngữ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài viết tìm hiểu mục đích giao tiếp của các dạng thức lời rào đón khác nhau trong diễn ngôn tiếng Anh bằng phương pháp phân tích khối liệu. Lời rào đón là những biểu thức ngôn ngữ diễn đạt thái độ do dự, gián tiếp của người nói trong giao tiếp. Hai khối liệu nghiên cứu được xây dựng từ các phát biểu của đại sứ Anh và Mỹ nhằm cung cấp dữ liệu và phần mềm xử lý từ Wordsmith 5.0 được sử dụng để thu thập dữ liệu thống kê, phân tích so sánh các biểu thức lời rào đón. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các biểu thức rào đón được dùng trong các phát biểu của đại sứ đều là các mô hình có động từ tình thái, tính từ tình thái và trạng từ tình thái với chức năng biểu hiện tăng cường hay giảm nhẹ lực trung ngôn. Biểu thức rào đón với động từ tình thái và tính từ tình thái xuất hiện với tần suất cao trong khối liệu phát biểu đại sứ Mỹ, trong khi đó biểu thức rào đón với trạng từ tình thái là dấu hiệu tăng cường hay giảm nhẹ được tìm thấy nhiều trong khối liệu phát biểu của đại sứ Anh. Như vậy có thể nhận định rằng đại sứ Mỹ tỏ ra cá nhân và chủ quan, trong khi đó đại sứ Anh có vẻ dè dặt và khách quan hơn thông qua việc sử dụng biểu thức tình thái thể hiện lời rào đón trong phát biểu.
ABSTRACT
This paper aims at investigating the communicative purpose of different forms of hedges in English discourse under the umbrella of corpus-based analysis. Hedges are expressions showing the speaker’s tentativeness, indirectness and modality in speech communication. The two research corpora of British and American ambassadorial speeches are compiled to provide the data source and the software package of Wordsmith 5.0 is used to achieve statistical data for a comparative analysis of hedges in the research corpora. The results of this research shows that most hedges occurring in ambassadorial speeches are in patterns with modal lexical verbs, modal adjectives and modal adverbs as intensifiers and downtoners. Hedges in patterns with modal lexical verbs and modal adjectives occur with higher frequencies in the American ambassadorial corpus while more hedges with modal adverbs as intensifiers and downtoners are found in the British ambassadorial corpus. As such, it can be claimed from data analysis in this research that American ambassadors appear to be more personal and subjective, whereas the British ambassadors seem to be more tentative and objective in the use of modality expressions as hedges in their speech delivery.
[ ngon ngu va doi song 6_273_2018.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn