Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,141,832

 PHÂN TÍCH BIỂU THỨC ĐIỀU KIỆN BIỂU HIỆN CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG DIỄN NGÔN TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHỐI LIỆU
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Trần Hữu Phúc
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo "Nghiên cứu và Giảng dạy Ngoại ngữ, Bản ngữ và Quốc tế học trong thời kỳ hội nhập" năm 2021; Số: ISBN: 978-604-84-6672-5;Từ->đến trang: 91-98;Năm: 2022
Lĩnh vực: Ngôn ngữ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài viết trình bày tổng quan về ngôn ngữ học khối liệu, phương pháp thiết kế khối liệu; các côngcụ phân tích diễn ngôn như từ khóa, danh mục tần suất sử dụng từ và cấu trúc kết hợp; minh họa cách dùng phần mềm để thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu diễn ngôn tiếng Anh bằng phương pháp khối liệu. Hai khối liệu chuyên mục báo Business và Review trong tờ báo The Observer phát hành ở Anh năm 2007 được thiết kế, với dung lượng 3.856.643 từ, cung cấp dữ liệu gồm 1.027 biểu thức điều kiện biểu hiện chiến lược lịch sự âm tính và 448 biểu thức điều kiện biểu hiện chiến lược lịch sự dương tính. Kết quả phân tích định lượng và định tính cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tần suất sử dụng các biểu thức điều kiện biểu hiện các chiến lược lịch sự giữa hai khối liệu. Biểu thức điều kiện trong khối liệu Business thiên về lịch sự âm tính, trong khi đó khối liệu Review sử dụng nhiều biểu thức điều kiện biểu hiện lịch sự dương tính hơn.
ABSTRACT
Language research for the last three decades tends to focus on natural characteristics, practical applications of languages through actual communication. Data are often collected from naturally used discourse, without researchers’ intervention. Corpus linguistics, with the method of discourse analysis based on data collected from actual use of languages, has become a popular approach in several research. This paper presents a general view to corpus linguistics, methods of collecting and building research corpus/corpora; introduces tools for corpus-based analysis in terms of key words, frequency list and concordance lines; illustrates ways of using software packages for researching a specific issue of English discourse in accordance with the method of corpus-based analysis. The two research corpora based on Business and Review articles in The Observer issued in the UK in 2007 are compiled to provide data for a comparative analysis of conditional expressions as politeness strategies. The results of this research show that there are significant differences in frequencies of conditional expressions used to express politeness strategies in the two research corpora. Conditional expressions as negative politeness strategies are more frequently used in Business articles while more conditional expressions as positive politeness strategies are found in Review articles.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn