Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,971,921

 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ BÃ NẤM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
Chủ nhiệm:  Trương Thị Tú Trinh; Thành viên:  TS. Nguyễn Minh Thông
Số: PH-2016-02 ; Năm hoàn thành: 2018; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Kỹ thuật

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên có nhiều tiến bộ vượt trội trong đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng. Hiện tại, trên địa bàn thành phố Kon Tum có khoảng 35-40 trang trại trồng nấm vừa và nhỏ, chỉ riêng cho một trang trại trồng nấm ở quy mô 5.000m2 ở mỗi tháng có thể cung cấp 4 tấn nấm các loại. Do đó, lượng bã nấm thải ra từ mỗi trang trại là là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nếu không có cách xử lý thích hợp và đây là một bài toán khó cho các hộ nông dân.

          Trong khi đó, nguồn phân hữu cơ từ chất thải của gia súc, gia cầm không đủ để đáp ứng cho canh tác nông nghiệp tại địa phương. Ngược lại, bã nấm thải ra từ các trang trại nuôi trồng nấm lại rất nhiều và thường được bà con bón trực tiếp cho cây trồng hoặc chất bịch thành đống tại nơi sản xuất gây ô nhiễm môi trường, đây là môi trường sống lý tưởng tập trung nguồn vi sinh vật gây bệnh như ruồi, côn trùng có hại,… Do đó, việc không xử lý đúng cách hoặc không sử dụng bã nấm sẽ gây lãng phí dinh dưỡng cho đất, ô nhiễm môi trường và phát tán mầm bệnh cho vụ sau (nấm mốc xanh, mốc vàng, ruồi vàng gây bệnh,…). Vì vậy, việc kết hợp phân bón hữu cơ vi sinh có nhiều ưu điểm như tác dụng cải tạo đất; nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng; tăng khả năng chống chịu bệnh hại; giảm chi phí sản xuất; tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng lên 30-60%, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

          Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục đích tìm ra chế phẩm vi sinh phù hợp có thể xử lý bã nấm thành phân bón hữu cơ sinh học có chất lượng, triệt tiêu một số loại vi sinh vật nguy hại trong nguồn phế thải, mang lại giá trị kinh tế và sản xuất nông nghiệp an toàn trên địa bàn thành phố Kon Tum.

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn