Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,974,312

 Định hướng xây dựng kỹ năng tranh tụng cho sinh viên Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Trần Thị Ngọc Sương
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Nghiên cứu và giảng dạy bản ngữ, ngoại ngữ và khu vực học trong thời kỳ hội nhập", Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng; Số: Tháng 7/2017;Từ->đến trang: 231-236;Năm: 2017
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Tranh tụng trước tòa là một giai đoạn quan trọng của quá trình tố tụng, trong đó tòa án xác định sự thật của vụ án trên cơ sở điều tra công khai, lắng nghe ý kiến của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa để đưa ra phán quyết một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật. Do đó, việc xây dựng kỹ năng tranh tụng là một yêu cầu hết sức cần thiết của công tác đào tạo và giảng dạy luật pháp, bởi đây được xem là một kỹ năng bậc cao, là sự tổng hợp của các kỹ năng nghiên cứu, lập luận, tranh luận và phản biện. Mô hình phiên tòa giả định thường được ưu tiên áp dụng trong việc giảng dạy luật học nhằm phát triển các kỹ năng thực hành chuyên môn về các vấn đề pháp lý, trong đó có kỹ năng tranh tụng trước tòa. Bài viết sẽ phân tích các định hướng về nội dung và phương thức triển khai xây dựng kỹ năng tranh tụng trước tòa bằng mô hình này khi giảng dạy các học phần về luật pháp tại Khoa Quốc tế học, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHĐN. Điều này sẽ góp phần đáp ứng các chuẩn đầu ra về việc hình thành các kỹ năng nghề nghiệp cho người học trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập sâu rộng hiện nay.
ABSTRACT
Litigation is an important stage of the legal proceedings, in which the court determines the facts of a case on the basis of public inquiries and opinion hearings from involving parties at the trial, so as to release a full, objective, lawful and comprehensive judgement. Therefore, developing litigation skills is an essential requirement of teaching law subjects, as it is considered a kind of advanced skills which combines those of research, argumentation, debating and critical thinking. In order to develop legal practicing skills in general and those of litigation in particular, it is essential that top priority should be given to moot court application in teaching law courses. This paper focuses on content and procedural orientations to develop litigation skills via moot court in law subjects at the Department of International Studies, University of Foreign Language Studies, University of Danang. This will contribute to achieving the expected learning outcomes of students’ occupational skills in today’s context of intense competition and integration.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn