Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 105,624,923

 Nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật nhận dạng ngôn ngữ cử chỉ sử dụng Kinect
Chủ nhiệm:  ThS. Võ Đức Hoàng; Thành viên:  TS. Huỳnh Hữu Hưng
Số: D2015-02-118 ; Năm hoàn thành: 2016; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Kỹ thuật

Trong nghiên cứu này, đối với cử chỉ tĩnh tôi đề xuất một phương pháp mới để nhận dạng ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt dựa trên hình ảnh chiều sâu. Một kỹ thuật khai thác tính năng mới dựa trên xếp hạng các ô dựa trên lưới ô vuông được chia được đặt tên là ROCM – Rank Order Correlation Matrix để mô tả sự tương quan giữa các ô trong ảnh chiều sâu. Có hai đóng góp chính của tôi được sử dụng ở đây. Một là xây dựng quá trình nhận dạng cử chỉ tay bao gồm bốn giai đoạn: phân đoạn, tiền xử lý, trích xuất đặc trưng và phân loại. Hai là xây dựng quy tắc để phân loại và nhận dạng bảng chữ cái ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt. Cụ thể, vị trí tay được phát hiện và thu nhận bằng cách áp dụng một bộ lọc khoảng cách trên hình ảnh chiều sâu thu được từ thiết bị Kinect. Các kích thước của hình ảnh bàn tay sau đó được chuẩn hóa về hình ảnh là hình vuông. Sau khi chia hình ảnh thành ma trận các ô vuông (2*2, 3*3, 4*4 hay 5*5) một vec-tơ đặc trưng được tạo ra bằng cách ghép vec-tơ giá trị trung bình và vec-tơ độ lệch tương ứng. Cuối cùng, sử dụng mô hình phân loại SVM đa lớp với chiến lược MAX-WIN để phân loại và nhận dạng.

Đối với  cử chỉ liên tục, tôi đề xuất một phương pháp thu nhận dữ liệu cho các cử động của ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt được trên dữ liệu khung xương thu nhận từ Kinect để nhận dạng. Thay đổi hệ tọa độ phụ thuộc và vị trí người thực hiện so với thiết bị sang vị trí tương đối so với trọng tâm con người để khắc phục ảnh hưởng của vị trí. Cuối cùng, sử dụng mô hình kNN kết hợp với DTW phân loại và nhận dạng. Cách tiếp cận của tôi đã cho kết quả với độ chính xác cao và có thể tích hợp để xử lý trong thời gian thực.

Tuy nhiên nhược điểm của thuật toán này là với bộ dữ liệu lớn hơn hệ thống sẽ trở nên quá tải. Hơn nữa, các dấu hiệu về hình dáng bàn tay, biểu cảm khuôn mặt, khẩu hình miệng bị lược bỏ trong thực tế cũng khá quan trọng để nhận dạng ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt. Để hệ thống có thể hoạt động tốt hơn cần phải bổ sung thêm các tính năng về nhận diện hình dáng bàn tay, khẩu hình miệng. Ngoài ra việc xử lý thời gian thực với nguồn dữ liệu lớn cũng phải được xem xét.

 

 

Hướng nghiên cứu trong thời gian tiếp theo để ghi nhận ngôn ngữ ký hiệu:

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh cho nhận dạng ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt.

Nghiên cứu về phân đoạn video để loại bỏ nhiễu và tăng tỉ lệ thành công khi nhận dạng.
Tập trung vào nghiên cứu, cải tiến thuật toán để nâng cao kết quả nhận dạng với cử chỉ động với dữ liệu lớn. Hệ thống sẽ kết hợp nhận dạng khuôn mặt, bàn tay (phải/trái) và các bộ phận khác của cơ thể cùng một lúc.

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn