Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,074,313

 Nghiên cứu điều chế dung dịch mạ điện nickel với tác nhân đệm là các axit hữu cơ
manufacturer coupons for prescription drugs modelosguayaquil.com viagra online coupon
Chủ nhiệm:  Vũ Thị Duyên; Thành viên:  Đinh Văn Tạc; Võ Thị Kiều Oanh
walgreens prints coupons rx coupons printable free printable coupons
Số: Đ 2013-03-36 ; Năm hoàn thành: 2013; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Tự nhiên

Đề tài nghiên cứu đã được hoàn thành với các kết quả cơ bản sau:


1) Đã khảo sát thành phần ion của dung dịch mạ điện nickel chứa tác nhân đệm là các axit hữu cơ (axetic – bậc 1, glixin – bậc 2, asparagine – bậc 3) trong khoảng pH từ 1 đến 12, nồng độ axit biến thiên trong khoảng rộng từ 0,02 đến 0,5M. Chứng minh được, trong môi trường axit - axit yếu nickel tồn tại chủ yếu ở dạng ion nickel tự do hoặc phức chất cation, ở môi trường kiềm nickel tồn tại ở dạng phức chất anion. Tìm thấy quy luật: khi tăng nồng độ axit hữu cơ sự cân bằng về nồng độ của dạng proton và deproton ([HAc] = [Ac]; [HGly] = [Gly]; [HAsp] = [Asp2‑]) sẽ dịch chuyển về phía môi trường bazơ và ảnh hưởng tăng theo thứ tự: HAc < HGly < H2Asp.


2) Đã nghiên cứu tính chất đệm của dung dịch các axit hữu cơ (axetic, glixin, asparagine) có pH thay đổi từ 1 đến 12. Nghiên cứu sự phụ thuộc tính chất đệm của các dung dịch mạ điện nickel chứa các axit hữu cơ trên vào pH của dung dịch. Chứng minh được, tính chất đệm của dung dịch liên quan đến sự phân bố các dạng tồn tại của các axit hữu cơ: dạng proton và deproton. Đối với dung dịch đệm tinh khiết độ đệm cực đại xuất hiện khi pH = pKa. Đối với dung dịch mạ điện nickel do ảnh hưởng của sự tạo phức vị trí của cực đại độ đệm có thể bị đẩy về vùng axit.


3) Đã đưa ra nguyên tắc lựa chọn thành phần dung dịch mạ điện nickel có độ đệm cao và phương pháp xác định tính chất đệm của dung dịch dựa vào việc phân tích thành phần ion của dung dịch.


4) Đã nghiên cứu ảnh hưởng của bản chất ligand (axetic, glixin, asparagine) và nồng độ ligand (CL:CNi = 6:1 ÷0,25:1) đến giá tri pH tạo thành kết tủa hidroxit. Xác định được thành phần hóa học của hợp chất ít tan tạo thành khi dung dịch bị vẩn đục. Chứng minh được sự có mặt của ion clorua trong thành phần hợp chất ít tan là nguyên nhân dẫn đến sự giảm đáng kể giá trị pH tạo thành kết tủa hidroxit từ dung dịch mạ điện chứa muối nickel clorua. Các anion hữu cơ không tham gia vào quá trình tạo hợp chất ít tan, chúng chỉ ảnh hưởng đến giá trị pHh thông qua việc tạo phức với ion nickel.


5) Đã đưa ra nguyên tắc lựa chọn thành phần dung dịch mạ điện nickel sao cho chúng có pH tạo thành kết tủa hidroxit cao: thêm ligand có khả năng tạo phức bền với nồng độ trong khoảng CL:CNi = nmax ± 0,5, ở đây nmax là số ligand tối đa có trong phức chất.


6) Đã nghiên cứu quá trình mạ điện nickel trên điện cực đồng từ các dung dịch có pH tạo thành kết tủa hidroxit và tính chất đệm khác nhau. Chứng minh được mối quan hệ giữa pH tạo thành kết tủa hidroxit với hiệu suất của quá trình điện phân và tính chất của bề mặt mạ. Tính chất đệm không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất điện phân nhưng có thể giúp giữ cho dung dịch làm việc ổn định tại môi trường có hiệu suất điện phân cao nhất.

abortion stories gone wrong read teenage abortion facts
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn