Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,075,702

 Rối nhiễu tâm lý ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai – Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp can thiệp.
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Lê Thị Phương Thảo Hoàng Thế Hải
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo Tâm lý học đường tần V, Phát triển Tâm lý học đường trên thế giới và ở Việt Nam, Trường ĐHSP – Đại học Đà Nẵng; Số: 5;Từ->đến trang: 510-519;Năm: 2016
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Hiện nay, tình trạng thiếu niên có những khó khăn về tâm lý, đặc biệt là biểu hiện rối nhiễu tâm lý trở nên phổ biến. Theo Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2001), ở Đức, Đan Mạch... là từ 12% - 27%, Mỹ là từ 12%- 20%. Còn ở Việt Nam, theo Trần Tuấn (2008) có từ 14% đến 20% học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở mắc rối nhiễu tâm lý. Đây là một dạng chấn thương tinh thần nhẹ, nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ. Những rối nhiễu này nếu không được can thiệp sớm thì sẽ có nguy cơ cao phát triển thành các hành vi chống đối xã hội, bạo lực, phạm pháp, thậm chí còn có thể dẫn đến tự tử. Lứa tuổi thiếu niên đang trong thời kì phát triển phức tạp và quan trọng. Sự thay đổi không cân bằng ít nhiều gây khó khăn cản trở cho các em. Rối nhiễu tâm lý ở thiếu niên tại TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai ở mức độ tương đối cao. Nguyên nhân gây nên rối nhiễu tâm lý ở các em là do yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Giữa các nhóm khảo sát có sự khác biệt. Trên cơ sở thực trạng và lý giải nguyên nhân chúng tôi đề xuất một số biện pháp hỗ trợ, can thiệp và điều trị chứng rối nhiễu tâm lý ở thiếu niên.
ABSTRACT
Currently, adolescents with psychological difficulties, especially psychological disturbances, become common. According to Nguyen Van Tho et al (2001), in Germany, Denmark ... from 12% - 27%, the US is from 12% - 20%. In Vietnam, according to Tran Tuan (2008), between 14% and 20% of secondary school students suffer from psychological disturbances. This is a mild form of mental injury, but it has a significant impact on the lives of children. These distractions without early intervention are at a high risk of developing into anti-social, violent, criminal acts, which can even lead to suicide. The teen years are in a complex and important period of development. Unbalanced change more or less causes difficulties for them. Psychological disturbances among teenagers in Bien Hoa City, Dong Nai Province are at a relatively high level. The cause of psychological disturbance in children is due to internal and external factors. There are differences among survey groups. Based on the current situation and explanation of the causes, we propose a number of measures to support, intervene and treat psychological disorders in adolescents.
[ 2019\2019m011d011_15_54_35ROI_NHIEU_TAM_LY_O_HOC_SINH_TRUNG_HOC_CO_SO_TREN__DIA_BAN_TP_BIEN_HOA.docx ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn