Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,748,236

 Sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Chủ nhiệm:  Hoàng Thế Hải; Thành viên:  Lê Thị Phi
Bùi Thị Thanh Diệu
Số: T2012-03-21 ; Năm hoàn thành: 2012; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Giáo dục

Đào tạo theo học chế tín chỉ là mô hình đào tạo mới đối với giáo dục đại học Việt Nam, đòi hỏi cả người dạy và người học, đặc biệt là SV phải thích ứng nhanh, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo nắm lấy những phương pháp, kỹ năng, công cụ cần thiết để tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, định hướng của người thầy. Song nhiều sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc tìm ra cách thức phù hợp để đáp ứng với yêu cầu học tập cao của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ và sinh viên Trương Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng không là ngoại lệ. Đây cũng là một trong những lý do khiến kết quả học tập của nhiều sinh viên còn thấp. Nên việc nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên là khía cạnh mang lại ý nghĩa và hiệu quả thiết thực cho việc nâng cao sự thích ứng với hoạt động học tập ở đại học hiện nay.

Sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên là quá trình biến đổi nhận thức, thái độ và kỹ năng của bản thân để đáp ứng với những yêu cầu mới của hoạt động học tập, hình thành những cấu tạo tâm lý mới đảm bảo cho sinh viên tiến hành hoạt động học tập có kết quả. Nó biểu hiện chủ yếu ở 3 mặt của đời sống tâm lí là nhận thức, thái độ và hành vi học tập, song biểu hiện rõ hơn cả là ở mặt nhận thức và hành vi học tập 6 hành động học tập cơ bản.

   Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng còn thấp, sự khác biệt về mức độ thích ứng giữa các hành động học tập cơ bản là không lớn. Trong đó, hành động học tập chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, nghe và ghi chép bài có mức độ thích ứng cao hơn nhưng vẫn ở mức thấp. Chuẩn bị và tiến hành seminar, ôn tập là những hành động học tập có mức độ thích ứng thấp hơn. Xét theo nhóm khách thể theo khối lớp thì SV năm thứ 2 có mức độ thích ứng với HĐHT cao hơn SV năm thứ 1, tuy nhiên sự khác biệt là không nhiều. Mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố chủ quan về phía sinh viên là có ảnh hưởng nhiều hơn so với yếu tố khách quan.

Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, lý giải nguyên nhân, chúng tôi đề xuất một số biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

cvs weekly sale shauneutsey.com prescription savings cards

     + Hệ thống cơ sở lý thuyết về sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên.

     + Công cụ khảo sát mức độsự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên.

     + Báo cáo phân tích mức độ sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

       + Hệ thống các biện pháp và bản kiến nghị nhằm nâng cao sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng..

+ Đề tài có tính ứng dụng và mức độ khả thi cao, được ứng dụng trong đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

marriage affairs open i want an affair
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn