Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,828,352

 Quản lý nhà nước cấp địa phương về bảo hiểm xã hội trong bối cảnh môi trường pháp lý thay đổi: Nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: TS. Nguyễn Hiệp*; Trần Thị Quý Thanh
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN; Số: Số 8(117).2017;Từ->đến trang: 91;Năm: 2017
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực, yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước cấp địa phương là rất lớn. Bài báo này nghiên cứu tình huống tại Đà Nẵng để nhận diện các vấn đề tồn tại của quản lý cấp địa phương trong bối cảnh này. Bằng phương pháp thống kê với dữ liệu sơ cấp từ khảo sát khách thể quản lý, nghiên cứu cho thấy mặc dù môi trường mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động quản lý, vẫn còn nhiều vấn đề cấp thiết cần khắc phục mới đáp ứng được mục tiêu đổi mới của ngành. Cải tiến quy trình, nâng cao vai trò quản lý cấp trung gian của đơn vị sử dụng lao động và tranh thủ sự hỗ trợ từ các cơ quan thuộc bộ máy hành chính địa phương là các hàm ý chính. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn đối với chủ thể quản lý thuộc bối cảnh nghiên cứu đồng thời gợi ý yêu cầu cần có lý luận sâu hơn về vai trò cấp trung gian trong quản lý bảo hiểm xã hội trong bối cảnh mới
ABSTRACT
Since the Law on Social Insurance went into effect, the pressure on local governments to upgrade the state management of local social insurance systems has got more and more intensive. This research takes Danang city as a case study to understand current issues revelant to the management in this context. Using statistical tools and data from a survey of employees and staff in charge of social insurance in employer organizations for analysis, this study finds that although the new context has facilitated the management, there is still much room for further improvement in the management system at the local administration level to get aligned with the whole system. Rationalizing administrative procedures, leveraging the role of employer organizations as interim management level and taking advantage of further support from entities in the local administrative system are among the recommendations. This study is therefore a good implication for local administrators. Besides, it hints the need for examining further theoretical background of managerial roles of employers in the social insurance management of Vietnam.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn