Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,999,579

 Cơ chế liên kết vùng theo cách tiếp cận hành động tập thể thuộc phạm vi thể chế: Trường hợp Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Hiệp
Nơi đăng: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (Economic Studies); Số: 10(473) 10-2017;Từ->đến trang: 52-59;Năm: 2017
Lĩnh vực: Kinh tế; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhận diện đặc trưng cơ chế liên kết vùng tại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Biểu hiện cơ chế liên kết hiện tại được đối chiếu với đặc điểm của 9 loại hình liên kết theo cách tiếp cận hành động tập thể thuộc phạm vi thể chế để chỉ ra các đặc trưng quan trọng nhất. Hiện trạng và kỳ vọng về tính chuyên nghiệp của tổ chức liên kết cũng được đánh giá thông qua dữ liệu khảo sát công chức các địa phương trong Vùng. Kết quả phân tích cho thấy liên kết hiện tại đang ở dạng cơ chế mạng lưới có tổ chức nhưng tính chuyên nghiệp thực tế còn thấp. Cơ chế quan hệ mạng lưới phi chính thức và nhóm điều phối chung có biểu hiện cao hơn các hình thức khác. Với kỳ vọng gia tăng tính chuyên nghiệp của liên kết, các hàm ý hoàn thiện cơ chế liên kết được đề xuất theo hướng phát huy hiệu lực cơ chế hiện tại cho hoạch định liên kết trong khi gia tăng hiệu lực các cơ chế khác phục vụ mục tiêu thực thi liên kết.
ABSTRACT
This study identifies mechanism of regional collaboration among local governments at the Key Economic Zone of Central Vietnam. Characteristics of the current collaboration governance are examined and aligned with those of 9 collaborative mechanisms classified in Institutional Collective Action Framework to spot out key features. Statistical analysis based on data from a survey of administrative staff on their perception of current and expected levels of collaborative intensity and those of professionality of the mechanism is also employed to support the reasearch. Findings of this study show that the current collaborative mechanism is more of the type Constructed Networks but is at low level of professionality. Imformal Networks and Working Groups are observed more dominant than the others. To meet expectation of the region’s administrative staff on boosting the professionality level of the mechanism, implications are made with emphasis on enhancing the current mechanism for planning while employing other different types of collaborative mechanism flexibly for implementation of the collaboration.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn