Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,032,119

 Môi trường quản trị liên kết vùng giữa các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Nghiên cứu trường hợp liên kết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Hiệp
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Thương mại; Số: 123/2018;Từ->đến trang: 26-33;Năm: 2018
Lĩnh vực: Kinh tế; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhận diện và đo lường mức độ thuận lợi của bối cảnh quản trị liên kết vùng trong thu hút FDI tại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Dựa trên nền tảng lý luận về quản trị liên kết trong khu vực công, nghiên cứu tiến hành khảo sát cảm nhận về bối cảnh quản trị liên kết của những người trực tiếp tham gia vào quá trình thu hút FDI của các địa phương trong Vùng. Kết quả phân tích bằng các công cụ thống kê cho thấy mức độ thuận lợi của các yếu tố trọng yếu còn chưa cao, đặc biệt là môi trường chính trị - hành chính. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt trong cảm nhận về mức độ thuận lợi giữa các địa phương, giữa các cấp quản lý và giữa các cơ quan thuộc bộ máy chức năng. Dựa trên kết quả này, một số gợi ý cải thiện môi trường quản trị liên kết được đề xuất nhằm thúc đẩy liên kết trong tương lai.
ABSTRACT
This study identifies and measures favorability of environmental conditions in governing cooperation among local govermnents in FDI attraction at the Key Economic Zone of Central Vietnam. Based on theoretical background of cooperation governance in public sector, a survey of administrative staff on their perception of the conditions is carried out for analytical data. Statistical analysis supports the findings that the favorability level is not high, especially that of political and administrative context. Besides, there are significant gaps in the perception among local governments, management layers and among functional organizations. Based on these findings, the study asserts some implications for improving the conditions for the sake of further enhancement of regional cooperation.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn