Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,037,797

 ĐẶC ĐIỂM QUẦN XÃ CÁ VÙNG BIỂN VEN BỜ ĐÀ NẴNG, CÙ LAO CHÀM VÀ CỬA SÔNG THU BỒN
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Tường Vi , Lê Thị Thu Thảo, Võ Văn Quang , Võ Sĩ Tuấn
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển; Số: 4A (T.17)/2017;Từ->đến trang: 158-168;Năm: 2017
Lĩnh vực: Tự nhiên; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài báo trình bày đặc điểm quần xã cá ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng, Cù Lao Chàm và cửa sông Thu Bồn với các đặc tính sinh cảnh khác nhau, dựa trên tập hợp các kết quả trước đây và các chuyến điều tra bổ sung ở 3 khu vực nêu trên. Kết quả ghi nhận thành phần loài cá ở 3 khu vực bao gồm 747 loài thuộc 318 giống, 106 họ, 20 bộ. Trong đó, ven bờ Cù Lao Chàm với 452 loài (chiếm 60,5% tổng số loài), ven bờ Đà Nẵng: 425 loài (56,9%), cửa sông Thu Bồn: 182 loài (24,4%). Chỉ số giống nhau Bray-Curtis về thành phần loài: Ven bờ Đà Nẵng và Cù Lao Chàm có mức tương đồng cao nhất 44,2%, cửa sông Thu Bồn và ven bờ Đà Nẵng: 36,2%, cửa sông Thu Bồn và ven bờ Cù Lao Chàm: 15,8%. Thành phần loài cá của 3 khu vực hình thành 2 nhóm: Ven bờ Cù Lao Chàm-Đà Nẵng và cửa sông Thu Bồn. Đặc tính thích nghi theo độ mặn của cá ở 3 khu vực nêu trên có sự sai khác rõ rệt, thành phần loài cá ở cửa sông Thu Bồn và ven bờ Đà Nẵng hình thành nhiều nhóm cá thích nghi rộng muối (mặn, lợ-ngọt, lợ-mặn và ngọt-lợ-mặn); ven bờ Cù Lao Chàm (mặn, lợ-mặn và ngọt-lợ-mặn). Tính thích nghi theo môi trường sống thể hiện ở nhóm cá có đời sống gắn liền với rạn san hô chiếm ưu thế ở ven bờ Cù Lao Chàm, Đà Nẵng; nhóm cá sống đáy, cá nổi ven bờ chiếm ưu thế ở vùng cửa sông Thu Bồn. Từ khóa: Chỉ số giống nhau, cửa sông Thu Bồn, tính thích nghi theo độ mặn và sinh cư, ven bờ Cù Lao Chàm và Đà Nẵng.
ABSTRACT
This report presents characteristics of fish community in the coastal waters of Đa Nang, Cu Lao Cham and Thu Bon estuary. Based on the previous results and additional surveys in the above areas, the result recorded fish composition in these three regions is relatively diverse, including 747 species, 318 genera, 106 families, 20 orders. In which, the coastal water of Cu Lao Cham has the most diverse species composition with 452 species (60.5% of total species); the coastal water of Đa Nang: 425 species (56.9%); Thu Bon estuary: 182 species (24.4%). Cluster analysing based on the Bray-Curtis similarity index of three fish fauna showed that fish composition of the coastal waters of Đa Nang and Cu Lao Cham had the highest similarity (44.2%); Thu Bon estuary had a similarity with the fish fauna of Đa Nang coast (36.2%); Thu Bon estuary and the coastal water of Cu Lao Cham (15.8%). The result was also classified in two distinct groups of 3 fish fauna: Group 1- Cu Lao Cham and Đa Nang; group 2- Thu Bon estuary. Salinity adaptation characteristic in fish in all of three areas had a clearly difference; fish composition in the Thu Bon estuary and the coastal water of Đa Nang were formed many euryhaline fish groups (marine, brackish-fresh, brackish-marine, fresh-brackish-marine); the coastal water of Cu Lao Cham: Marine, brackish-marine, fresh-brackish-marine. Habitat adaptation characteristic in fish of three areas had also a distinctly difference among groups; fish composition in the coastal waters of Cu Lao Cham, Đa Nang and Thu Bo estuary with presence of five fish groups (demersal, bentho-pelagic, pelagicocean, pelagic-neritic and reef-associated); habitat adaptation characteristic showed that reef- Nguyễn Thị Tường Vi, Lê Thị Thu Thảo,… 168 associated fish was dominant in the coastal waters of Cu Lao Cham, and Đa Nang and while demersal fish was dominant in Thu Bon estuary. Keywords: Habitat adaptation, saline adaptation, similarity index, the coastal waters of Da Nang and Cu Lao Cham, Thu Bon estuary.
[ 2020\2020m06d021_15_58_9Quan_xa_ca_2017_KHCN_bien.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn