Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,005,771

 An overview on concrete durability in engineered barriers for radioative waste repository – A case study on calcium leaching
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Phùng Quốc Trí, Lê Xuân Chương
Nơi đăng: In Proceeding of Advanced Technology in Civil Engineering Towards Sustainable Development; Số: -;Từ->đến trang: -;Năm: 2015
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bê tông đã được xem là một loại vật liệu chính trong các kết cấu yêu cầu tuổi thọ cực kỳ cao như các kết cấu xử lý rác thải phóng xạ. Vì vậy, việc đánh giá tính chất bền lâu của các kết cấu đó là vô cùng quan trọng vì chúng giữ chức năng rào cản để hạn chế khả năng phát tán các chất phóng xạ ra môi trường xung quanh. Dưới điều kiện làm việc, các kết cấu này chịu tác động của các quá trình phá hoại hóa học, cho dù vô cùng chậm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính toàn vẹn vật lý (tính chất chuyển dịch và độ bền cơ học) và thay đổi điều kiện hóa học (pH) của kết cấu trong dài hạn. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến bê tông sử dụng trong các kết cấu xử lý rác thải phóng xạ, tuy nhiên sự hiểu biết về quá trình biến đổi các tính chất cốt yếu để đánh giá liệu bê tông có còn giữ được chức năng rào cản phóng xạ hay không (như vi cấu trúc và các tính chất dịch chuyển (tính thấm, khuyếch tán)) vẫn không rõ ràng do hạn chế về mặt thí nghiệm để có thể nắm được hết các quá trình phá hoại xảy ra. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quát hóa về việc sử dụng vật liệu trên nền chất kết dính vô cơ trong các hầm chôn rác thải phóng xạ, tập trung vào khía cạnh phá hoại hóa học của vật liệu trong dài hạn.
ABSTRACT
Concrete has been considered as a main constituent to be used for facilities with extremely long-term service life such as radioactive waste repositories. Therefore, the assessment of the long-term performance of such concrete structures is of utmost importance as they act as protective barrier by reducing the possibility of the spreading (transport of) the radioactive products out of the repository. Within its service environment, these structures undergo chemical degradation processes which are very slow but they significantly change the physical integrity (e.g. transport and mechanical properties) and the chemical condition (e.g. pH) of the structures in the long-term. Although a lot of effort has been spent on studies concerning the use of cement-based materials in such structures, the evolution of the microstructure and transport properties (permeability, diffusion) under chemical degradation over long time periods is still unclear due to the limited experimental timeframe available to capture these processes. This paper presents an overview on the use of cement-based materials in radioactive waste disposal focusing on the long-term chemical degradation aspect.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn