Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,403,908

 Ảnh hưởng của nhiên liệu và chế độ vận hành đến phát thải bồ hóng trong khí thải động cơ dual fuel biogas-diesel
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Bùi Văn Ga, Trần Thanh Hải Tùng, Võ Anh Vũ, Bùi Thị Minh Tú
Nơi đăng: Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ học Thủy khí Toàn quốc; Số: 20-2017;Từ->đến trang: 229-237;Năm: 2017
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Việc chuyển đổi động cơ diesel thành động cơ dual fuel biogas-diesel có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật cũng như hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Tuy nhiên do động cơ này phải đánh lửa bằng tia phun mồi diesel nên mức độ phát thải ô nhiễm của nó cần được quan tâm hơn động cơ chạy hoàn toàn bằng biogas. Bài báo tập trung phân tích ảnh hưởng của thành phần nhiên liệu và chế độ vận hành động cơ đến mức độ phát thải bồ hóng. Kết quả cho thấy bồ hóng hình thành chủ yếu ở giai đoạn cháy khuếch tán của tia phun mồi. Ở cùng chế độ tốc độ và lượng phun diesel, nồng độ bồ hóng cực đại đạt giá trị cao nhất ứng với thành phần hỗn hợp tương đối giàu. Trong khi đó nồng độ bồ hóng trong khí thải tăng đều theo độ đậm đặc của hỗn hợp. Ở độ đậm đặc và lượng phun diesel cho trước, tốc độ động cơ ít ảnh hưởng đến tốc độ hình thành bồ hóng nhưng ảnh hưởng mạnh đến tốc độ cháy của bồ hóng. Điều này dẫn đến nồng độ bồ hóng trong khí thải giảm nhanh khi tăng tốc độ động cơ.
ABSTRACT
Conversion of diesel engine to biogas diesel dual fuel engine is more interesting: simple in view of technology and high efficient in view of fuel utilization. However due to ignition by diesel pilot injection, the pollution emission of this kind of engine is more concern than that of spark ignition biogas engine. This paper focusses on analysis the effects of fuel composition and operation regime of the engine to soot emission. The result shows that soot formation is mainly occurred in diffusion combustion phase of diesel pilot jet. At a given engine speed and diesel content in the fuel, the highest soot peak value is obtained with slightly rich mixture whereas soot concentration in exhaust gas increases monotonically with increasing equivalence ratio. Increasing diesel content in the fuel increases both soot peak value and soot concentration in exhaust gas. At a given equivalence ratio and diesel content in the fuel, engine speed has a moderate effect on soot formation rate but a significant effect on soot combustion rate. Soot emission in the exhaut gas is consequently decreased as increasing of engine speed.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn