Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,989,881

 Nghiên cứu mức độ thu hút sinh viên đối với các hoạt động trong lớp
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Hoàng Văn Thạnh; Lưu Đức Bình
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN; Số: Số 12(97).2015, Quyển 1;Từ->đến trang: 53;Năm: 2015
Lĩnh vực: Khác; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài báo này trình bày những kết quả đã đạt được từ việc ứng dụng phương pháp dạy tích cực trong bài học của lớp kỹ thuật Cơ khí. Phương pháp dạy truyền thống làm cho sinh viên ngày càng trở nên bị động trong lớp. Điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Thứ nhất sinh viên cảm thấy buồn ngủ trong suốt bài giảng. Thứ 2 họ khó tập trung để hiểu bài. Cuối cùng là sinh viên thiếu kỹ năng giao tiếp sau tốt nghiệp. Để thu hút sinh viên đến hoạt động trong lớp, nhóm tác giả đề xuất một số kỹ thuật hữu ích như thảo luận nhóm, học bằng cách dạy, cho điểm cộng với sinh viên có bài trình bày tốt trước lớp. Để kiểm tra lại độ tin cậy của kỹ thuật này, tác giả đã thực hiện một khảo sát. Kết quả cho thấy việc thảo luận nhóm và giao tiếp giữa sinh viên và giáo viên là hai yếu tố quan trọng đến sự quan tâm của sinh viên trong lớp học với sự đồng ý từ khoảng 87,5 phần trăm trong tổng số sinh viên đã được dạy.
ABSTRACT
This paper presents the results obtained from application of active learning methods into lectures to students of Mechanical Engineering classes.The traditional methods of teaching make students become more and more passive when they are in class. This leads to serious consequences that directly affect students’ achievement. Firstly, students will easily fall asleep during the lesson or lecture. Secondly, students find it very difficult to understand the lessons and concentrate on their study. Finally, students will lack communicative competence after graduating from university. In order to make students get involved in class activities, the author will suggest some useful techniques, including group discussion, learning by teaching and giving marks to students who have good answers and presentations in front of the class. To examine the reliability of these techniques, one survey was conducted with a questionnaire. The result shows that group discussions and interactions between students and teacher are two important factors for student engagement in the classroom with assent of about 87,5% of total number of students taught.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn