Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,077,136

 Nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Việt cho học viên nước ngoài học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại khoa Quốc tế học Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Lưu Quý Khương
Nơi đăng: Tuyển tập công trình Hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu, giảng dạy ngoại ngữ, bản ngữ và Khu vực học trong thời kì hội nhập; Số: 1;Từ->đến trang: 160-163;Năm: 2017
Lĩnh vực: Ngôn ngữ; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Trong những năm qua, cùng với chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước ta, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Trong xu thế đó, số lượng học viên nước ngoài (HVNN) đến tham dự các chương trình đại học Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam và các khóa tiếng Việt ngắn hạn tại Khoa Quốc tế học (QTH) Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng cũng tăng lên đáng kể. Cho dù học tập với hình thức, chương trình nào đi chăng nữa, cái đích cuối cùng HVNN nhắm đến là có được năng lực tiếng Việt đủ để giao tiếp với người Việt trong môi trường Việt Nam theo nhu cầu công việc của họ. Đây cũng là một thách thức không những đối với bản thân HVNN mà cả đối với Khoa QTH và Bộ môn Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài tại Khoa. Bài này phân tích các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong chương trình đào tạo trình độ đại học tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại Khoa và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Việt cho HVNN vì như Trần Ngọc Thêm (1998: 12) đã chỉ rõ: “Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.”
ABSTRACT
In recent years, along with the open and integration policy of the Party and the State more and more foreigners have come to Vietnam for learning the Vietnamese language and culture. In this trend, the number of foreigners attending various courses of Vietnamese language and culture at Department of International Studies, University of Foreign Language Studies – the University of Da Nang (DIS) has remarkably been increasing. Despite their learning forms and courses, their target is the Vietnamese competence sufficient for communicating with the Vietnamese people in the Vietnamese setting appropriate with their work demand. This is a challenge for not only the learners but the DIS. This paper analysed the linguistic – cultural factors in the curricula of Vietnamese at DIS and proposed some ideas to enhance Vietnamese communicative competence for foreign learners of Vietnamese as Tran Ngoc Them (1998: 12) has pointed out: “If language is the form of communication, culture is its contents.
[ 2017\2017m012d04_0_37_29NANG_CAO_NANG_LUC_GIAO_TIEPTIENG_VIET_CHO_HOC_VIEN_NNN.doc ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn