Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,079,274

 Đặc trưng ngữ dụng của cấu trúc "I + kết ngôn giữa động từ phi thực hữu tri nhận và một phó từ tình thái nhận thức"
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Lưu Qúy Khương; Trần Thị Minh Giang
Nơi đăng: Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, ISSN: 2525-2445; Số: Vol.34 - No.4;Từ->đến trang: 59 - 71;Năm: 2018
Lĩnh vực: Ngôn ngữ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Trên cơ sở phân tích 250 ví dụ tiếng Anh có chứa cấu trúc với chủ ngữ là ngôi thứ nhất số ít I và các kết ngôn gồm một động từ phi thực hữu tri nhận và một phó từ tình thái nhận thức được thu thập từ những nguồn khác nhau như tiểu thuyết, truyện ngắn, trên mạng, nghiên cứu này đã xác định được những đặc trưng ngữ dụng của cấu trúc dựa vào lý thuyết hành động lời nói như giảm bớt sự phàn nàn, khiển trách, đưa ra lời khuyên, và giảm bớt sự khoe khoang. Ba đặc trưng ngữ dụng này rất hữu ích đối với những người học tiếng Anh bởi vì bằng cách sử dụng cấu trúc này trong phát ngôn của mình, người nói có thể làm giảm sự phàn nàn, khiển trách của người nói, cung cấp cho người nghe những lời khuyên đầy thuyết phục bằng kinh nghiệm của bản thân, và giảm nhẹ sự khoe khoang trong phát ngôn, giúp người nghe cảm thấy dễ chịu hơn khi tham thoại. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh như một ngoại ngữ ở Việt Nam. Từ khóa: tính tình thái; đặc trưng ngữ dụng; động từ phi thực hữu tri nhận; phó từ tình thái nhận thức; kết ngôn
ABSTRACT
With 250 English examples containing the structure “I + cognitive non-factive verb and epistemic adverb collocations” from different sources such as novels, short stories and online materials, in the light of the Speech Act theory three main pragmatic features have been identified including decreasing complaining/ admonishing, giving counselling, and reducing boasting. These three pragmatic features are very helpful to learners of English in daily communication because by using the structure in his/ her utterances the speaker wants to decrease his/ her complaint or admonishment to make conversations more comfortable, give the hearer persuasive advice with his/ her own experience, and reduce boasting so that the hearer feels easy to co-operate. Keywords: modality; pragmatic features; cognitive non-factive verb; epistemic adverb; collocations
[ 2018\2018m09d013_7_53_32Pragmatic_features_of_the_structure__I_+_cognitive....docx ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn