Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,431,397

 Nghiên cứu chế tạo bộ chuyển đổi năng lượng một chiều tích hợp thuật toán bám điểm công suất cực đại cải tiến nhằm nâng cao hiệu suất của hệ thống pin quang điện
Chủ nhiệm:  GS.TS Lê Kim Hùng; Thành viên:  ThS Nguyễn Văn Tấn, ThS Trần Anh Tuấn, TS Dương Minh Quân, TS Trịnh Trung Hiếu.
Số: B2019-DNA-11 ; Năm hoàn thành: 2021; Đề tài cấp Bộ; Lĩnh vực: Kỹ thuật
Đề xuất được thuật toán bắt điểm công suất cực đại – MPPT cải tiến. Thuật toán này khắc phục được các nhược điểm của các thuật toán truyền thống trước đây với khả năng hoạt động ổn định hơn, quá trình bắt điểm công suất cực đại MPP nhanh hơn. Chế tạo bộ chuyển đổi năng lượng một chiều DC/DC tích hợp thuật toán cải tiến hoạt động tốt, hiệu suất cao và cho chi phí ngang bằng hoặc thấp hơn một số sản phẩm ngoại nhập trên thị trường hiện nay trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng.

1. Sản phẩm/kết quả đề tài:

Về sản phẩm khoa học, nghiên cứu này đã có:

- 02 bài báo quốc tế được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong danh mục ISI (SCIE – chất lượng Q2):

Vinh Huu Nguyen, Tien Minh Cao, Hung Nguyen, Hung Kim Le, “Using an intelligent anfis-online controller for statcom in improving dynamic voltage stability”, ISSN:0353-3670, Facta Universitatis, vol. 33, pp. 395-412, 2020.

Binh Nam Nguyen, Van tan Nguyen, Minh Quan Duong, Kim Hung Le, Huu hieu Nguyen and Anh Tuan Doan, “Propose a MPPT Algprithm based on Thevenin Equivalent Circuit for Improving Photovoltaic System Operation”, ISSN: 2296-598X, vol. 8, pp. 1- 13, 2020.

- 02 bài báo khoa học trong nước được công bố trên Tạp chí chuyên ngành khoa học được tính điểm theo quy định của HDGSNN và 01 bài báo hội thảo quốc tế hoặc quốc, cụ thể:

Lê Kim Hùng, Vũ Phan Huấn, “Phân tích đánh giá sự phối hợp bảo vệ Rơle tại nhà máy năng lượng mặt trời Trúc Sơn bằng phần mềm ETAP”, Tạp chí KHCN Đại học Đà Nẵng, ISSN: 1859-1531, Vol. 18, trang 31-35, 2020.

Kim Hung Le, Ngoc Thien Nam Tran, Viet Tri Nguyen, The Khanh Trương and Minh Quan Duong, “Operating Performance of Power Systems Integrated HVDC Solution: KonTum – GiaLai Transmission System Case Considering Penetration of Renewable Energy”, Journal of Science and Technology: Issue on Information and Communication Technology, ISSN: 1859-1531, vol. 18, no.4, pp. 32-38, 2020.

Hong Viet Phuong Nguyen, Van Tan Nguyen, Binh Nam Nguyen, Thi Bich Thanh Truong, Huu Dan Dao and Quoc Cuong Le, “Stability Analysis of an Islanded Microgrid Using Supercapacitor-based Virtual Synchronous Generator”, The 5th International Conference on Green Techynology and Sustainable Development, 27-28.10.2020, Danang,Vietnam.

Về sản phẩm đào tạo, nghiên cứu đề tài mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục và đào tạo, với kết quả đào tạo cao học:

- 01 thạc sĩ với đề tài luận văn “Thiết kế, lắp đặt và đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới áp mái quy mô hộ gia đình”. Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ được sử dụng nhằm hướng dẫn, định hướng nghiên cứu cho các sinh viên tốt nghiệp về các lĩnh vực điện tử công suất, năng lượng tái tạo, … và tạo nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên của Đại học.
Về sản phẩm ứng dụng gồm có: Bộ chuyển đổi năng lượng một chiều có tích hợp thuật toán bắt điểm công suất cực đại cải tiến, Bản vẽ thiết kế chi tiết và quy trình công nghệ chế tạo bộ chuyển đổi năng lượng một chiều có tích hợp thuật toán bắt điểm công suất cực đại cải tiến, Chương trình mô phỏng bộ chuyển đổi năng lượng một chiều có tích hợp thuật toán bắt điểm công suất cực đại cải tiến.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được ứng dụng hiệu quả tại:

Trung tâm nghiên cứu Điện – Điện tử (RCEE) Trường Đại học Bách khoa, ĐNĐN.

Công ty: TNHH Năng lượng mặt trời Sunrise Dana, TP Đà Nẵng.

3.Hiệu quả áp dụng, tính ứng dụng: Báo cáo toàn bộ đề tài và bộ chuyển đổi năng lượng một chiều DC/DC tích hợp thuật toán cải tiếncũng sẽ được sử dụng nhằm hướng dẫn, định hướng nghiên cứu cho các sinh viên tốt nghiệp về các lĩnh vực điện tử công suất, năng lượng tái tạo, … và tạo nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên của Đại học.


4. Phạm vi ảnh hưởng: Các sản phẩm của đề tài sẽ được chuyển giao trực tiếp cho các đơn vị có nhu cầu ứng dụng kết quả của đề tài để triển khai hiệu quả quá trình sản xuất và thương mại hóa. Trước mắt, đề tài đã được triển khai ứng dụng tại Trung tâm Nghiên cứu Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng và hướng đến hợp tác sản xuất với Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung - Chi nhánh Tổng công ty Điện lực miền Trung (CPC-EMEC).




© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn