Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,008,466

 SỬ DỤNG BÈO TẤM (Lemna minor L., 1753) ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI BÃI RÁC KHÁNH SƠN, TP. ĐÀ NẴNG
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: ThS. Nguyễn Văn Khánh*
Nơi đăng: Tạp chí Tạp chí Khoa học và Công nghệ; Số: Vol. 17, No. 3, 2019;Từ->đến trang: 18;Năm: 2019
Lĩnh vực: Tự nhiên; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài báo cung cấp kết quả nghiên cứu sử dụng Bèo tấm (Lemna minor Linnaeus) làm sinh vật giám sát chất lượng nước thải của bãi rác Khánh Sơn, thành phố Đà Nẵng. Kết quả thử nghiệm độc học của Bèo tấm đối với nước thải đầu vào của Bãi rác Khánh Sơn cho thấy giá trị EC50 trong 7 ngày (168 h) đối với số lượng lá là 1,9%; diện tích mặt lá 1,5%; trọng lượng khô 1,8%, trọng lượng tươi 1,5%. Đối với nước thải đầu ra kết quả giá trị EC50 trong 7 ngày (168 h) đối với số lượng lá là 4,1%; diện tích mặt lá 4,3%; trọng lượng khô 4,2%, trọng lượng tươi 3,9%. Qua đó cho thấy chất lượng nước thải bãi rác Khánh Sơn có rủi ro về mặt sinh thái ở mức độ rất cao nếu không xử lý hiệu quả. Phân tích tương quan hồi quy cho thấy tất cả các chỉ số đánh giá đều phản ánh tốt về sự thay đổi chất lượng nước thải. Kết quả này cho thấy có thể áp dụng quy trình sử dụng Bèo tấm trong giám sát nước thải tại Việt Nam.
ABSTRACT
This paper presents the research results of using duckweed (Lemna minor Linnaeus, 1753) as ditector organism in wastewater quality monitoring of Khanh Son landfill, Da Nang city. Results of toxic test of Duckweek for untreated wastewater of Khanh Son landfill show that EC50 value for 7 days (168 hours) for the frond nuMber variable is 1,9%; total frond area is 1,5%, dry weight is 1,8%, fresh weight is 1,5%. For treated wastewater, results show that EC50 value for 7 days (168 hours) for the frond number variable is 4,1%; total frond area is 4,3%, dry weight is 4,2%, fresh weight is 3,9%. Thereby, the quality of waste water in Khanh Son landfill has an ecological risks at high level if it is not effectively treated. Analysis correlation and regression show that all indicators such as the number of leaves, leaf area, fresh weight and dry weight are good reflections of the changing in waste water quality. This result shows that duckweed (Lemna minor Linnaeus, 1753) can be used to monitor ecotoxicity in Vietnam.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn