Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,503,872

 Nâng cao hàm lượng aglycone trong cao isoflavone tinh chế bằng chế phẩm enzyme cellulase
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Trần Thị Ngọc Thư, Trương Thị Minh Hạnh, Bùi Xuân Vững, Nguyễn Thị Đông Phương
Nơi đăng: Kỷ yếu hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2021; Số: 978-604-9987-88-5;Từ->đến trang: 394-399;Năm: 2022
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Dạng isoflavone aglycone được đánh giá cao do có hoạt tính sinh học và khả năng hấp phụ vào cơ thể con người cao hơn nhóm isoflavone b-glycoside chiếm hàm lượng lớn hơn nhiều trong đậu nành và các cao trích ly. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu nâng cao hàm lượng aglycone trong cao isoflavone tinh chế bằng phương pháp thủy phân nhóm b‑glycoside sử dụng chế phẩm enzyme Celluclastâ 1.5 L. Khảo sát đã cho thấy các yếu tố thủy phân là nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất và thời gian thủy phân đã ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hóa các hợp chất b-glycoside sang các hợp chất aglycone tương ứng tại cùng điều kiện nhiệt độ 50 oC và pH 5. Với nồng độ enzyme biến thiên từ 0,08% đên 0,36%, hiệu suất thủy phân b-glycoside tăng dần và đạt trên 95%. Trái lại khi nồng độ cao isoflavone tăng dần từ 10,0 mg/ml đến 20,0 mg/ml, hiệu suất thủy phân b-glycoside và hiệu suất thu hồi aglycone giảm. Trong thời gian thủy phân (từ 60 phút đến 480 phút), hiệu suất thủy phân và hiệu suất thu hồi aglycone tăng dần. Tại thời điểm thủy phân là 360 phút, hiệu suất thủy phân của daidzin, glycitin và genistin đạt trên 96% và đạt hiệu suất thu hồi daidzein, glycitein và genistein lần lượt là 91,8±0,2%, 71,6±5,8% và 84,3±0,2% và không có sự khác biệt có nghĩa (p>0,05) so với thời điểm 420 phút và 480 phút. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chế phẩm enzyme Celluclastâ 1.5 nồng độ với nồng độ enzyme là 0,16%, trong thời gian 360 phút và nồng độ cơ chất 17,5 mg/ml đã thủy phân hoàn toàn nhóm b-glycoside thu được hàm lượng nhóm aglycone chiếm trên 95% hàm lượng isoflavone tổng số
ABSTRACT
Isoflavone aglycones are evaluated to have higher biological activities and better absorbed ability in human body than isoflavone glycosides, which are natually occuring more abundant in soybeans and soybean extract. This study was aimed at increasing aglycone content in purified soybean extracts by enzymatic glycoside hydrolysis mehod using Celluclastâ 1.5 L (cellulase). The investigation results showed the efficiency of the glycoside conversion into corresponding aglycones in the same condition of temperature of 50 oC and pH 5 was affected by enzyme concentration, substrate concentration, and hydrolysis time. In the enzyme concentration range from 0.08% to 0.36%, the hydrolysis ratio of glycoside increased and reached over 95%. In contrast, the conversion efficiency decreased due to increasing substrate concentration from 10.0 mg/ml to 20.0 mg/ml. During the hydrolysis time (from 60-480 minutes), the hydrolysis ratio of daidzin, glycitin, and genistin reached over 96%. For the hydrolysis time of 360 minutes the recovery ratio of daidzein, glycitein, and genistein were 91.8±0.2%, 71.6±5.8% và 84.3±0.2%, respectively and there was no significant difference (p>0.05) compared to those of 420 minutes and 480 minutes. Particularly the experimental results revealed that the hydrolysis of b-glycoside group in isoflavone glycosides took place completely when using enzyme Celluclastâ 1.5 L concentration of 0.16% for isoflavone substrate concentration of 17.5 mg/ml in the hydrolysis time of 360 minutes so as to obtain aglycone percentage more than 95% in total isoflavone amount.
[ minh chung hi thao cnsh.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn