Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,037,560

 Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần bột khoáng đến chất lượng của bê tông nhựa nóng
Chủ nhiệm:  Trần Thị Thu Thảo; Thành viên:  Lê Đức Châu, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Đắc Phú, Đặng Trần Đăng Khoa, Trương Huy Hùng
Số: T2018-02-40 ; Năm hoàn thành: 2019; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Kỹ thuật

Tiến hành nghiên cứu trên cả 2 loại BTNC12,5 và BTNC19 để có sự đối sánh. Sử dụng cốt liệu đá tại mỏ Hốc Già Hạnh (Đà Nẵng) và 3 loại bột khoáng: bột khoáng đạt chuẩn Hà Nam, bột đá thu hồi tại trạm trộn và bột vôi thủy hóa để chế tạo bê tông nhựa. Hỗn hợp BTNC12,5 và BTNC19 được thiết kế thành phần theo phương pháp Marshall và phù hợp với Quyết đinh 858/QĐ-BGTVT [4] của Bộ GTVT. Mỗi loại BTN đúc mẫu thay đổi loại bột khoáng như sau: 100% bột khoáng đạt chuẩn, 10%, 20%, 30% bột đá tận dụng thay cho bột khoáng đạt chuẩn, 10%, 20%, 30%, 50%, 100% bột vôi thay cho bột khoáng đạt chuẩn. Đối với BTNC12,5 thay đổi hàm lượng nhựa từ 4% đến 6% với khoảng hàm lượng nhựa thay đổi cho các mẫu là 0,5%. Đối với BTNC19 thay đổi hàm lượng nhựa từ 4% đến 5.5% với khoảng hàm lượng nhựa thay đổi cho các mẫu là 0,3%. Sau khi đúc mẫu để thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa, chọn được hàm lượng nhựa tối ưu theo độ ổn định của BTN ta được hàm lượng nhựa cho BTNC12.5 là 5% và BTNC19 là 4,9%. Sử dụng hàm lượng nhựa tối ưu này của 2 loại BTN để đúc mẫu thí nghiệm hằn lún và kéo uốn cho bê tông nhựa.

           

            Để đánh giá khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe của BTN, đề tài đã thực hiện thí nghiệm hằn lún vệt bánh xe (phương pháp C) trên mỗi loại BTN đúc mẫu thay đổi loại bột khoáng như sau: 100% bột khoáng đạt chuẩn, 10%, 20%, 30% bột đá tận dụng thay cho bột khoáng đạt chuẩn, 10%, 20%, 30%, 50%, 100% bột vôi thay cho bột khoáng đạt chuẩn. Kết quả cho thấy mẫu BTNC12.5 sử dụng 10%, 20%, 30%,50%,100% bột vôi thay thế bột khoáng đạt chuẩn làm tăng lần lượt 2%, 9%, 18%, 23%, 64% độ ổn định động DS so với mẫu chỉ sử dụng bột khoáng đạt chuẩn. Còn mẫu BTNC19 sử dụng 10%, 20%, 30%, 50%, 100% bột vôi thay thế bột khoáng đạt chuẩn làm tăng lần lượt 5%, 9%, 12%, 28%, 52% độ ổn định động DS so với mẫu chỉ sử dụng bột khoáng đạt chuẩn. Mẫu BTNC12.5 sử dụng 10%, 20%, 30% bột đá tận dụng thay thế bột khoáng đạt chuẩn làm giảm lần lượt 9%, 10%, 13% so với mẫu chỉ sử dụng bột khoáng đạt chuẩn. Còn mẫu BTNC19 sử dụng 10%, 20%, 30% bột đá tận dụng thay thế bột khoáng đạt chuẩn làm giảm lần lượt 16%, 20%, 25% so với mẫu chỉ sử dụng bột khoáng đạt chuẩn, nhưng vẫn đạt giá trị >1000(lần/mm) trong [5]. Như vậy cả 2 loại BTN đều cho thấy việc sử dụng bột vôi thủy hóa thay thế bột khoáng đạt chuẩn sẽ làm tăng chỉ tiêu độ ổn định động DS và ngược lại việc sử dụng bột đá tận dụng để thay thế cho bột khoáng đạt chuẩn sẽ làm suy giảm độ ổn định động DS.

Để đánh giá khả năng chịu kéo uốn của BTN, đề tài đã thực hiện thí nghiệm xác định cường độ kéo uốn thông qua thí nghiệm nén mẫu dầm kích thước 5cmx5cmx20cm ở nhiệt độ 15oC. Mẫu BTNC12.5 sử dụng 10%,20%,30%,50%,100% bột vôi thay thế cho bột khoáng đạt chuẩn có cường độ kéo uốn tăng lần lượt 5,6%; 9,4%; 10,4%; 17,7%; 22,7% so với mẫu BTN sử dụng bột khoáng đạt chuẩn. Còn với BTNC19 sử dụng 10%, 20%, 30%, 50%,100% bột vôi thay thế cho bột khoáng đạt chuẩn có cường độ kéo uốn tăng lần lượt 4,4%; 12,9%; 16%; 17,1%; 24,7% so với mẫu BTN sử dụng bột khoáng đạt chuẩn. Với BTNC12.5 sử dụng 10%,20%,30% bột đá tận dụng thay thế cho bột khoáng đạt chuẩn có cường độ kéo uốn giảm lần lượt 6%; 20,9%; 25% so với mẫu BTN sử dụng bột khoáng đạt chuẩn. Còn với mẫu BTNC19  khi dùng 10%,20%,30% bột đá tận dụng thay thế cho bột khoáng đạt chuẩn thì cường độ kéo uốn giảm lần lượt 18,1%; 18,3%; 22,1% so với mẫu BTN sử dụng bột khoáng đạt chuẩn.

1. Sản phẩm khoa học

1.1. Bài báo đăng tạp chí trong nước

          - Bài báo: “Ảnh hưởng của thành phần bột khoáng đến cường độ kéo uốn của bê tông nhựa”, Trần Thị Thu Thảo, Đặng Trần Đăng Khoa, ISSN 0866-8762, Tạp chí Xây dựng năm thứ 57, tháng 8/2018, trang 89-91.

-Bài báo: “Ảnh hưởng của thành phần bột khoáng đến khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe của bê tông nhựa”, Trần Thị Thu Thảo, Lê Đức Châu, Đặng Trần Đăng Khoa, Trương Huy Hùng, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Đắc Phú, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng.

1.2. Báo cáo tại Seminar cấp Khoa

            Tên báo cáo: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần bột khoáng đến chất lượng của bê tông nhựa”, ngày 07 tháng 06 năm 2018 tại văn phòng khoa Xây dựng Cầu đường.

2. Sản phẩm đào tạo

      + Sản phẩm đào tạo: Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đăng tại Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, khoa Xây dựng Cầu đường lần thứ XV, năm 2018, với tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần bột khoáng đến chất lượng của bê tông nhựa 12,5.”, GVHD: ThS. Trần Thị Thu Thảo, ThS. Lê Đức Châu, Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hợi 13X3C, Nguyễn Đắc Phú 13X3C. Và tên đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần bột khoáng đến chất lượng bê tông nhựa 19 ”, GVHD ThS Trần Thị Thu Thảo, ThS. Lê Đức Châu, sinh viên thực hiện: Đặng Trần Đăng Khoa 13X3A, Trương Huy Hùng 13X3A.

3. Sản phẩm ứng dụng

            Bản kiến nghị lựa chọn loại bột khoáng sử dụng cho bê tông nhựa chặt 12,5 và bê tông nhựa chặt 19.

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn