Đào Thị Thanh Hà
 

  Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 109,875,638

 Kinh tế tuần hoàn - Những bước đi ban đầu cho một tương lai lâu dài của thành phố Đà Nẵng
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: PGS.TS.Đào Hữu Hòa
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng: "Kinh tế tuần hoàn - Mô hình phát triển bền vững cho doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng"; Số: 12/2020;Từ->đến trang: 37 - 53;Năm: 2020
Lĩnh vực: Kinh tế; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Để thực hiện mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố giàu đẹp, văn minh và đáng sống, Đà Nẵng cần phải có chiến lược để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, với mô hình phát triển kinh tế truyền thống (kinh tế tuyến tính: Linear Economy) vốn dựa trên việc khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại các sản phẩm sau khi đã hết sử dụng ra môi trường. Mô hình này sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất thải và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng thành phố đáng sống như mục tiêu đã đặt ra. Để giải khắc phục nguy cơ này, Đà Nẵng cần phải thay đổi cách tiếp cận phát triển kinh tế, chuyển đổi từ các mô hình “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn”, trong đó tài nguyên đầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng được tối thiểu hóa ngay từ trong quy trình sản xuất và tiêu dùng từ thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài dựa trên động lực kinh tế, hướng đến một nền kinh tế phát thải ở mức tối thiểu. Bài viết này đi vào giới thiệu khái quát về kinh tế tuần hoàn, đề xuất một số hướng ưu tiên và định hướng giải pháp nhằm chuyển đổi kinh tế Thành phố từng bước tiếp cận với kinh tế tuần hoàn.
ABSTRACT
To realize the goal of building Da Nang into a city rich, beautiful, civilized and worth living, Da Nang needs a strategy to promote the development of a sustainable economy. However, with the traditional economic development model (Linear Economy) which is based on exploiting resources from the natural environment as input to the production and consumption system and ultimately rejecting the products after out of use in the environment. This model will lead to depletion of natural resources, increase in waste and pollution, environmental degradation, affecting the goal of building a livable city as the goal set. To overcome this risk, Da Nang needs to change its approach to economic development, shifting from the "linear economy" models to "cyclical economy", in which input resources, quality Emissions, emissions and energy are minimized in the production and consumption processes from design, maintenance, repair, reuse, recycling, refurbishment, and long-term, motivational recycling. economy, aiming for a minimal emission economy. This article introduces an overview of the circular economy, proposes a number of priority directions and solutions to transform the city economy step by step to a circular economy.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn