Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,046,015

 Hiện trạng sạt trượt mái taluy đoạn đèo La Hy đường La Sơn –Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế và kiến nghị giải pháp phòng chống. (Current status of slope La Hy pass - La Son - Nam Dong - Thua Thien Hue and proposed slutions to the problem)
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Đỗ Hữu Đạo, Phan Ngọc Hải Đăng
Nơi đăng: Tạp chí Xây Dựng, ISSN 0866-0762; Số: 607-10/2018;Từ->đến trang: 152-157;Năm: 2018
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Tóm tắt: Đèo La Hy (Từ km12+100 đến km20+300), đường La Sơn - Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế với đặc điểm mái dốc lớn và phức tạp, điều kiện mưa nhiều vào mùa mưa nên thường xảy ra sạt trượt. Bên cạnh đó các giải pháp khắc phục đã áp dụng như: tường chắn bê tông và rọ đá, tuy nhiên sạt trượt còn tiếp tục xảy ra nên hiệu quả mang lại không cao. Do vậy việc đánh giá nguyên nhân, cơ chế gây sạt trượt để tìm một giải pháp xử lý kịp thời là cần thiết. Bài báo này giới thiệu những kết quả nghiên cứu về hiện trạng sạt lở trên các mái dốc dọc theo đường La Sơn - Nam Đông ở đoạn đèo La Hy tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng hợp các điểm sạt lở trong khu vực nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên và nhân tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến sự mất ổn định của mái dốc. Mô phỏng số bằng phần mềm PLAXIS 8.2 để tính toán ổn định của các điểm sạt trượt và kiến nghị một số giải pháp khắc phục nhằm góp phần duy trì sự hoạt động ổn định, lâu dài của tuyến đường huyết mạch này. Từ khóa: mái dốc, sạt trượt, ổn định, giải pháp khắc phục, đường đèo.
ABSTRACT
Abstract: La Hy mountain pass (from km12 + 100 to km20 + 300), La Son - Nam Dong Road, Thua Thien Hue Province has many high complex slopes. Moreover, there is always heavy rainfall on this area in rainy seasons. In addition, solutions have been applied such as retaining walls and gabions, however, the sliding still occurs so it is not high efficiency. Therefore, evaluating the cause and the mechanism causing the slip to find timely solutions is necessary. This paper presents the results of studies on the current erosion status on slopes along La Son - Nam Dong road in La Hy mountain pass, Thua Thien Hue province, combining erosion points in the study area, evaluating the natural and artificial conditions which have direct effects on the instability of slope. FEM modelling by PLAXIS 8.2 software to calculate the stability of the sliding points, and basing on findouts, we contribute some solutions to maintain the stable operations as the longevity of this vital route. Key words: slope, slip, stabilization, solution, mountain pass.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn