Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,985,432

 Thí nghiệm đặc tính cường độ vật liệu đất yếu trộn xi măng và tro bay áp dụng xử lý nền đất yếu theo phương pháp gia cố toàn khối. (A case study of strength characteristics of soft soil mixed with cement and fly ash in using treatment soft soil by mass reinforcement method)
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Đỗ Hữu Đạo - Nguyễn Thái Nguyên
Nơi đăng: Tạp chí Giao thông vận tải; Số: ISSN 2354-0818;Từ->đến trang: 95-99;Năm: 2021
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
TÓM TẮT: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về đặc tính cường độ vật liệu đất trộn xi măng và tro bay được ứng dụng để xử lý nền đất yếu khu vực đồng bằng Sông Cửu Long theo phương pháp gia cố toàn khối. Có 02 tổ hợp mẫu được quy hoạch thực nghiệm: Tổ hợp 1 thực hiện cho cấp phối đất sét trộn xi măng với các hàm lượng xi măng (C): 10-15-20-25-30% theo khối lượng để đúc mẫu; Tổ hợp 2 quy hoạch thực nghiệm cho các hàm lượng xi măng (C) 10-20-30% trộn cho các tỷ lệ tương ứng của 10-20-30% tro bay (F). Có tổng cộng 05 cấp phối cho cọc đất xi măng (CDM) và 09 cấp phối cho hỗn hợp vật liệu cọc đất gia cố xi măng và tro bay (CFDM) với tổng số lượng 168 mẫu. Mẫu được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và nén nở hông (UCS) ở các mốc thời gian 7-14-21-28 ngày. Kết quả được phân tích ảnh hưởng các hàm lượng vật liệu xi măng, tro bay đến cường độ UCS. Đồng thời ứng dụng phương pháp PCA (Principle Component Analysis) phân tích dữ liệu và hồi quy tuyến tính để xây dựng phương trình xác định cường độ UCS, hàm lượng xi măng, hàm lượng tro bay của vật liệu đất được gia cố. TỪ KHÓA: đất sét trộn xi măng, tro bay, gia cố toàn khối, cường độ nén nở hông, Principle Component Analysis.
ABSTRACT
ABSTRACT: This research studies on the strength of cement-fly ash stabilized soil which was effectively applied to deal with the soft ground in the Mekong Delta, Vietnam. The first group of mixtures used 10 - 30% of cement by mass with an interval of 5%. The second group of mixtures used 10 – 30% of cement coupled with 10 – 30% of fly ash by mass with an interval of 5%. As a result, there were 05 proportions for cement-soil mixture and 09 proportions for cement-fly ash-soil mixtures with a total of 168 testing samples. The samples were molded and cured in a curing chamber with 95% of humidity at 25oC. Finally, they were subjected to the unconfined compressive strength (UCS) tests at the age of 7, 14, 21, and 28 days. The testing results showed the effects of cement and fly ash contents on UCS value of the stabilized mixtures. Besides, the Principle Component Analysis (PCA) method was employed to build the relationship between the amount of cement and fly ash and the UCS strength of the stabilized soil. KEY WORDS: Cement stabilized clay, fly ash, mass stabilized, unconfined compressive strength (UCS), Principle Component Analysis (PCA).
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn