Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,035,212

 Nghiên cứu chế tạo thiết bị thí nghiệm để xác định sự thay đổi thể tích của chất kết dính của bê tông non tuổi
Chủ nhiệm:  Nguyễn Văn Hướng; Thành viên:  Phạm Lý Triều, Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Văn Chín
Số: T2017-02-89 ; Năm hoàn thành: 2017; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Kỹ thuật

Bê tông là loại vật liệu được tiêu thụ nhiều thứ hai sau nước, lượng tiêu thụ bê tông mỗi năm trên thế giới khoảng 10 tỷ m3, nó tương ứng mỗi người sử dụng khoảng 1.5 m3 bê tông mỗi năm [1]. Bê tông có mặt hầu hết các bộ phận của công trình hạ tầng xây dựng: móng, tường chắn, sàn, trụ cầu, cầu tàu, cừ, đập bê tông....Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng bê tông trong xây dựng các công trình cũng còn thể hiện nhiều hạn chế cần nghiên cứu và giải pháp khắc phục. Trong thực tế, hiện tượng nứt bề mặt của bê tông sau vài giờ thi công xảy ra khá phổ biến. Đây là một vấn đề khá phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất của hỗn hợp chất kết dính, phụ gia, cốt liệu, thời tiết (độ ẩm, tốc độ gió, nhiệt độ), và quá trình thi công...

Sự thay đổi thể tích của hồ xi măng hoặc chất dính kết của bê tông non tuổi do quá trình hyđrat là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nứt bề mặt của bê tông tươi sau khi thi công vài giờ. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả [2, 3, 4], đề tài này sẽ phát triển thiết bị thí nghiệm để đo sự thay đổi thể tích của chất kết dính trong quá trình hyđrat của bê tông non tuổi (ngay sau khi nhào trộn) và nghiên cứu hiệu quả của tro bay đối với sự thay đổi thể tích của bê tông non tuổi.

Tài liệu trích dẫn:

[1]        J. Skalny, J. Marchand, and I. Odler (2002). Sulfate attack on concrete. Spon Press London. 220p.

[2] B. Marwen, E. H. K. Nour, M. Pierre, B. K. Nabil (2014). Early-age deformation and autogenous cracking risk of slag–limestone filler-cement blended binders. Construction and Building Materials, Vol. 55, p. 158-167.

[3] T. A. Hammer, K.T Fossa (2006).  Influence of entrained air voids on pore water pressure and volume change of concrete before and during setting. Materials and Structures, vol. 39, p. 801–808.

[4] H. Justness, B. Reyniers (1994). An evaluation of methods for measuring chemical shrinkage of cementitious pastes. Nordic concrete research publication, vol. 14, p. 45-61.


© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn