Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,047,312

 CẤU TRÚC THU NĂNG LƯỢNG TỪ VẬT LIỆU ĐÀN HỒI: GIẢI PHÁP THU NĂNG LƯỢNG MỚI
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Dr. Vu-Cong Thanh1, *, Dr. Nguyen Thi Hai Van2
Nơi đăng: Hội nghị khoa học quốc tế ICATSD 2016, ISBN: 978-604-920-040-3, trang 75, Issue 2016.; Số: ISBN: 978-604-920-040-3;Từ->đến trang: từ trang 75 đến trang 83;Năm: 2016
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Quốc tế
TÓM TẮT
Các cấu trúc thu năng lượng từ vật liệu đàn hồi (DEG) mang lại những tiềm năng ứng dụng
lớn liên quan đến chất lỏng như sóng biển, gió hay đơn giản là những tương tác của con người.
Các cấu trúc này có đặc điểm nhẹ, dễ điều khiển, nhiều chức năng và có khả năng thu được mật
độ năng lượng lớn. Vật liệu đàn hồi hoạt động như những tụ điện co dãn có thể chuyển đổi năng
lượng cơ khí thành năng lượng điện hữu ích. Trong phạm vi ứng dụng nhỏ, ví dụ, năng lượng
thu được từ chuyển động mỗi bước đi của con người có thể được dùng để nạp điện thoại hay
cảm biến đo sức khỏe. Ở phạm vi lớn hơn, năng lượng thu được từ sóng biển hay gió có thể đáp
ứng được nhu cầu sử dụng của toàn thế giới. Hiệu quả của vật liệu đàn hồi khi được sử dụng như
một máy phát điện được đánh giá tổng quan dựa trên lượng năng lượng tối đa có thể chuyển hóa.
Năng lượng này được định nghĩa bởi diện tích ở những trạng thái cho phép và bị hạn chế trong
nhiều trường hợp như: đánh thủng điện áp, vật liệu mất sức căng hoặc vượt quá giới hạn căng
cho phép, độ không ổn định cơ điện, tất cả những điều này phụ thuộc một cách chặt chẽ vào tính
chất của vật liệu. Mục đích nghiên cứu này của chúng tôi nhằm giới thiệu một giải pháp mang
tính kinh tế, hiệu quả với vật liệu nhẹ và có khả năng thích nghi được với nhiều ứng dụng thu
năng lượng từ nhỏ đến lớn. Nguyên lý hoạt động của những cấu trúc đàn hồi này sẽ được giới
thiệu một cách ngắn gọn. Mật độ năng lượng thu được trên các loại vật liệu khác nhau như
polyarcylate (3M VHB4910), Silicon và cao su tự nhiên sẽ được phân tích và so sánh. Cuối
cùng, sự so sánh giữa những cấu trúc thu điện bằng vât liệu điện môi đàn hồi với các công nghệ
khác cũng sẽ được đề cập trong phạm vi bài báo này. Rõ ràng, máy phát điện đàn hồi điện môi cho thấy tiềm năng rất lớn trong việc tìm nguồn năng lượng sạch tái tạo thay thế với chi phí thấp.
ABSTRACT
Dielectric elastomer generators are stretchable capacitors that convert mechanical energy into more useful electrical energy. On small scale, for example, the power generated from the heels of a walking person may charge mobile devices or health sensors. On a large scale, ocean waves or wind contain sufficient energy to satisfy the total worldwide demand. Performances of a dielectric elastomer used in a generator application are generally evaluated by the maximum energy which can be converted. This energy is defined by an area of allowable states and limited by different failure modes such as: electrical breakdown, loss of tension, mechanical rupture and electromechanical instability, which depend deeply on dielectric behaviors of the material. The aim of this paper is to present a low cost, light weight and adaptive solution for energy generation applications. First of all, the operation principle of dielectric elastomer is briefly introduced. The performance of some dielectric elastomers such as polyarcylate (3M VHB4910) and natural rubber is then compared in term of energy density. A specific energy density of 1.55J/g and 3.4J/g are observed for VHB and natural rubber respectively, which are relatively high comparing to other energy generation technologies, meaning that electricity generated by dielectric elastomer generators is a promising solution for clean energy.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn