Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,998,321

 Nghiên cứu xác định hệ số động lực trong cầu dây văng do hoạt tải gây ra bằng phương pháp số và đo đạc thực nghiệm áp dụng cho các công trình cầu ở thành phố Đà Nẵng
Chủ nhiệm:  PGS.TS. Nguyễn Xuân Toản; Thành viên:  TS. Cao Văn Lâm, TS. Nguyễn Duy Thảo, TS. Trần Văn Đức, ThS. Mã Văn Lộc
Số: B2016-ĐNA-09 ; Năm hoàn thành: 2018; Đề tài cấp Bộ; Lĩnh vực: Khoa học công nghệ

Đề tài nghiên cứu xác định hệ số động lực trong CDV do hoạt tải gây ra bằng phương pháp số và đo đạc thực nghiệm áp dụng cho các công trình cầu ở thành phố Đà Nẵng đã được các tác giả thực hiện và đạt được một số kết quả sau:

          Đề tài đã tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, phương pháp xác định hệ số động lực (1+IM) của một số quốc gia, cở sở lý thuyết được áp dụng để phân tích tương tác động lực của CDV dưới tác dụng của tải trọng xe di động và phương pháp xác định hệ số động lực (1+IM).

          Lựa chọn mô hình và cơ sở lý thuyết, xây dựng thuật toán và phát triển các mô đun phần mềm KC05 phân tích dao động và xác định hệ số động lực trong CDV do hoạt tải xe di động gây ra bằng phương pháp PTHH và các phương pháp số.

          Ứng dụng phần mềm KC05 vào phân tích dao động và xác định hệ số động lực trong các CDV ở Đà Nẵng do hoạt tải gây ra. Kết quả phân tích từ phần mềm KC05 đã được kiểm tra đánh giá tính hội tụ và so sánh với kết quả đo đạc thực nghiệm tại công trình cầu Phò Nam. Hệ số động lực (1+IM) theo lý thuyết đảm bảo tính hội tụ và phù hợp với kết quả đo đạc thực nghiệm tại cầu Phò Nam.

          Đã triển khai đo đạc thực nghiệm trên các công trình CDV ở thành phố Đà Nẵng: Hệ số động lực nhất khi đo đạc thực nghiệm trên cầu Phò Nam so với tiêu chuẩn 22TCN 272-05 [7] tăng 11,1%. Hệ số động lực lớn nhất khi đo đạc thực nghiệm trên cầu Sông Hàn so với tiêu chuẩn 22TCN 272-05 [7] tăng 2,6%.

          Phân tích lựa chọn mô hình tải trọng phù hợp với các CDV ở Đà Nẵng và xác định hệ số điều chỉnh β dựa trên kết quả phân tích lý thuyết kết hợp với đạc thực nghiệm. Áp dụng hệ số điều chỉnh β xác định hệ số động lực tính toán (1+IM)TT thông qua hệ số động lực (1+IM)LT được phân tích tổng thể mô hình số CDV trên máy tính với tải trọng thay đổi.

Giá trị kỳ vọng tính toán (1+IM)TT trung bình đối với chuyển vị theo trục OX của các CDV ở Đà Nẵng 1,36 so với tiêu chuẩn 22TCN 272-05 [7] tăng 8,8%.

Giá trị kỳ vọng tính toán (1+IM)TT trung bình đối với chuyển vị theo trục OY của các CDV ở Đà Nẵng là 1,28 so với tiêu chuẩn 22TCN 272-05 [7] tăng 2,4%.

Giá trị kỳ vọng tính toán (1+IM)TT trung bình đối với chuyển vị theo trục OZ của các CDV ở Đà Nẵng là 1,32 so với tiêu chuẩn 22TCN 272-05 [7] tăng 5,6%.

Mặc dù giá trị kỳ vọng tính toán (1+IM)TT so với tiêu chuẩn 22TCN 272-05 [7] tăng không nhiều, nhưng giá trị max được tìm thấy khá lớn, điều này cần lưu ý để phân tích kiểm tra an toàn khai thác các công trình CDV ở Đà Nẵng.

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn