Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,018,341

 Xác định chiều rộng vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép sử dụng mô hình mạng trí tuệ nhân tạo
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Đào Ngọc Thế Lực- Trương Hoài Chính- Trần Ngọc Hoành
Nơi đăng: Tuyển tập công trình- Hội nghị Cơ học Kỹ thuật toàn quốc 2015- NXB Đà Nẵng; Số: Tập 1-2015;Từ->đến trang: 192-308;Năm: 2015
Lĩnh vực: Kỹ thuật; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Sự xuất hiện các khe nứt là tác nhân chính gây ra suy giảm khả năng chịu lực của các cấu kiện bê tông cốt thép (BTCT), đặc biệt là các công trình làm việc trong môi trường khắc nghiệt, xâm thực, ăn mòn cao như môi trường nước biển, các tường bảo vệ của nhà máy hạt nhân. Đối với các kết cấu bể chứa, tường chắn... sẽ gây ra thấm. Ngoài ra, vết nứt cũng ảnh hưởng lớn đến các kết cấu có yêu cầu thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, hầu hết các kết quả nghiên cứu, tính toán chiều rộng vết nứt của kết cấu bê tông cốt thép theo các tiêu chuẩn xây dựng hiện nay được dựa trên các kết cấu BTCT loại dầm, tấm làm việc 1 phương với cường độ thường (NSC) và có lớp bê tông bảo vệ mỏng. Quy trình tính toán bề rộng vết nứt theo Tiêu chuẩn xây dựng hiện nay rất phức tạp, tốn nhiều thời gian, sử dụng nhiều hệ số bán thực nghiệm. Kết quả tính toán bề rộng theo các tiêu chuẩn này sai lệch rất lớn so với sự làm việc thực tế làm việc của kết cấu. Nhằm đưa ra giải pháp khắc phục các tồn tại trên. Bài báo này nghiên cứu ứng dụng mạng Trí tuệ nhân tạo (TTNT), xây dựng mô hình tính toán chiều rộng vết nứt trong kết cấu BTCT cho cả kết cấu NSC và HSC, lớp bảo vệ mỏng hay dày với độ chính xác cao hơn, nhanh hơn so với kết quả thu được bằng tính toán theo các tiêu chuẩn hiện nay. Kết quả của bài báo có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật trong việc kiểm tra, dự báo chiều rộng vết nứt trong kết cấu BTCT, đặt biệt là các kết cấu HSC với lớp bê tông bảo vệ dày làm việc trong trường khắc nghiệt, xâm thực, ăn mòn cao…
ABSTRACT
The cracks are considered to be the main cause to decrease bearing capacity of reinforced concrete structures (RC structures), especially the structures in harsh, erosion, corrosion environments such as marine ​​environment, the protection wall of the nuclear plant. For tank structures, retaining wall ... cracks will cause seepage. In addition, cracks also greatly affect the structural aesthetic requirements. However, most of the research findings, calculations of crack width of RC structures according to the current standards are based on certain types of RC structures (beams, the one-dimensional panels) with normal strength of concrete (NSC) and thin protective concrete cover. Calculation procedure of crack width according to current construction standards are complex, time consuming, use semi-empirical coefficients. Width calculation results according to these standards largely deviate in comparison with the real behaviour of structures. In order to provide solutions to overcome this shortcoming, this article conducted research on applications of Artificial Intelligence (AI) network, modeling calculation of crack width in reinforced concrete structure for both NSC and HSC, thin or thick protective concrete cover with higher accuracy, faster than the results obtained by calculations according to current standards. The results of the paper can be a reference documents to the technical staff in the examination, the forecast of width cracks in RC structure, especially the HSC structures with thick concrete protectivecover in extreme, erosion, corrosion environment.
[ xac dinh chieu rong nut trong kc btct su dung mang ttnt_final.doc ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn