Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,044,846

 Đặc tính enzyme lipase cố định trên chất mang chitosan-Fe3O4 bằng liên kết đồng hóa trị
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Bui Xuan Dong1, Pham Thi My2, Huynh Van Anh Thi1
Nơi đăng: Tạp chí Công nghệ Sinh học; Số: 16(2):2018;Từ->đến trang: 377-383;Năm: 2018
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Enzyme là chất xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Enzyme có tính đặc hiệu cao trên cơ chất, chẳng hạn enzyme lipase là enzyme có khả năng xúc tác nhiều loại phản ứng như thủy phân, ester hóa, alcoholysis….Ngày nay, việc nghiên cứu và ứng dụng enzyme lipase cố định để xúc tác cho phản ứng chuyển vị ester trong sản xuất biodiesel rất được quan tâm. Nhu cầu sử dụng biodiesel ngày càng tăng và kéo theo nhu cầu về nguyên liệu phục vụ sản xuất biodiesel cũng tăng nên cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế. Một trong những phương hướng khả thi là sử dụng nguồn chất béo phế liệu, đặc biệt là dầu và mỡ động vật từ các ngành chế biến cá và thịt để sản xuất biodiesel. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu cố định enzyme lipase trên chất mang chitosan-Fe3O4. Chất mang là phức hợp các hạt nano Fe3O4 được hấp phụ trên chitosan nên có từ tính. Enzyme liên kết với vi hạt thông qua cầu nối trung gian là glutaraldehyde. Enzyme tự do được sử dụng để cố định là enzyme lipase của Hãng Sigma-Aldrich (Đức) được chiết xuất từ tụy lợn. Sau khi chế tạo enzyme lipase cố định, chúng tôi đã xác định được một số đặc tính của enzyme như sau: pH tối ưu là 6,0; nhiệt độ tối ưu 40oC; hoạt độ enzyme đo được ở pH, nhiệt độ tối thích và thời gian phản ứng trong 3 h là 185 IU/mg; hiệu suất gắn lipase lên chất mang đạt 75,1%. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm tổng hợp biodiesel từ lipid thu nhận từ nước thải nhà máy sản xuất chả cá surimi với xúc tác lipase cố định. Các đặc tính của biodiesel thu được đã được phân tích, đáp ứng cơ bản các yêu cầu kĩ thuật TCVN 7717: 2007. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những luận giải về khả năng sử dụng nguyên liệu thay thế trong sản xuất biodiesel.
ABSTRACT
Enzymes are catalysts for biochemical reactions in the cell's metabolism. Enzymes are highly specific in their action on substrates. Lipase (triacylglycerol acylhydrolase) is an unique enzyme which can catalyze various types of reactions such as hydrolysis, esterification, alcoholysis… In recent days, studying and applying immobilized lipase in catalyzing transesterification of biodiesel production has been receiving much attention. The increased demand for biodiesel and the difficulties in obtaining enough quantities of raw materials for its production are stimulating the search for alternative feedstocks. Among the various possibilities, the utilization of residual fatty materials, in particular oils and animal fat residues from the meat and fish processing industries, are increasingly seen as viable options for biodiesel production. This paper presents the results of producing fixed lipase enzyme on microparticle chitosan-Fe3O4. Microparticle is a complex of nano particles Fe3O4 being absorbed on chitosan so it has magnetic property. Enzyme links to microparticle through an intermediate bridge – glutaraldehyde. Free enzyme which is used to fix is commercical lipase enzyme of Sigma (Germany) being extracted from pancreas of pig. Under the optimum conditions (pH 6, 40oC), after 3 hours reaction, immoblized enzyme activity measured 185 IU/mg and the productivity of attaching lipase to the carrier ratio was 75.1%. With immobilized lipase, the result of testing the biodiesel synthesized by lipid from wastewater of the surimi fish fillets manufacturing. The fuel properties of the biodiesel were further analyzed. The characterizations of the produced biodiesel showed that it met Vietnam standart (TCVN 7717:2007). Also discussed are the questions related to the viability of using this type of feedstocks in biodiesel production.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn